Thursday, October 22, 2009

bệnh Gan


Người ta ví gan như một nhà máy mà nguyên liệu chính là 3 nhóm: chất đạm, chất béo, đường... và các chất phụ gia không thể thiếu là khoáng chất. Tuy nhiên với người bệnh gan thì việc cung cấp đủ là quan trọng nhưng dư thừa là không tốt. Vì khi bị viêm gan, tức nhu mô gan bị phá hủy nhiều khiến chức năng gan bị suy yếu.

Triệu chứng: Thường gặp ở người bệnh gan là vàng da và niêm mạc mắt, buồn nôn, nôn mửa, ăn mất ngon và sụt cân, sưng gan (chướng bụng), rối loạn đông máu, to vú ở đàn ông. Tùy nguyên nhân gây bệnh gan mà phương pháp điều trị có thể là kháng sinh, phẫu thuật, bổ gan... nhưng chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng cho người bệnh gan. Thiếu dinh dưỡng thì gan không làm việc được nhưng dư thừa cũng không tốt vì gan yếu, khó loại thải chất dư thừa. Do vậy tốt nhất cần biết những thứ gì nên ăn và thứ gì nên tránh.

Những thứ người viêm gan nên dùng

Protein (chất đạm): Là chất vô cùng quan trọng đối với người bệnh viêm gan. Cần bảo đảm 1g protein/kg cơ thể/ngày. Trong đó 50% lượng protein này do ngũ cốc và rau quả cung cấp nên chỉ còn 50% là lấy từ thực phẩm như cá, thịt, trứng, sữa hoặc đạm thực vật như: đậu phụ... có nghĩa một ngày chỉ cần 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng và cốc sữa là đủ.

Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa. Trong sữa bò tươi hoặc sữa bột pha tương ứng có khoảng 3,7% chất đạm và 3,5% chất béo. Chất béo trong sữa bò thuộc loại khó tiêu hóa nên người ta thường khuyên người yếu gan không nên uống nhiều sữa chứ không phải là kiêng sữa (mỗi ngày nên uống 1 cốc).

--->  Không ăn quá nhiều thịt, cá, chỉ nên vừa đủ. Uống sữa bò không tốt.

Chất béo: Người bệnh gan cần giảm các chất béo, kiêng ăn các món rán, chứ không phải kiêng hẳn chất béo. Một nghiên cứu cho thấy: ăn nhiều chất béo cùng với giảm protein và bột đường làm gia tăng quá trình xơ gan ở người viêm gan siêu vi C. Trong khi đó, một nghiên cứu khác chứng minh chất lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng gà và đậu mè các loại chứa nhiều acid béo, omega 3 rất cần cho người bị bệnh viêm gan mạn tính kể cả viêm gan siêu vi A, B, C.

Axid béo và omega 3 từ thực vật hay từ cá đều tốt cho gan và làm chậm quá trình ung thư hóa gan. Do đó chất béo từ cá, trứng, đậu mè tốt cho gan. Điều cốt yếu là không dùng dư thừa. Chú ý nên chế biến thực phẩm theo lối kho, nấu, luộc, hấp chứ không nên rán.

--> Tránh đồ chiên, xào nhiều dầu.

Đối với trứng: Có nhiều ý kiến khuyên kiêng trứng nhưng thực tế cho thấy lòng trắng trứng chứa nhiều methionin, eytein, eystin là các acid amin bảo vệ gan. Lòng đỏ trứng chứa nhiều chất béo nhưng chất béo này là phosphatidylcholin (lecithin) tốt cho gan. Trứng có chứa lượng sinh tố nhóm B, nếu 1 ngày ăn 1 lòng đỏ trứng gà đáp ứng 1/3 nhu cầu vitamin của cơ thể. Như vậy trừ những người bị dị ứng với trứng, người bệnh viêm gan có thể cách ngày ăn một quả trứng luộc.

--> Hai ngày mới được ăn 1 trứng.

Vitamin và khoáng chất: Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho gan. Mỗi ngày cần bảo đảm đủ rau quả tươi (rau xanh 200g + củ quả non 1.000g + quả chín tươi 200g). Trường hợp người già yếu không thể ăn đủ sinh tố qua rau quả thì có thể uống thêm mỗi ngày 1 viên đa sinh tố B complex hoặc viên đa sinh tố khoáng chất.

--> trái cây không hạn chế.

Những thứ người bệnh gan nên tránh: Các thức uống có chất cồn (rượu, bia...), thuốc lá, tránh ăn thực phẩm ôi thiu, nhiễm hóa chất, tránh lao động quá sức.

--> Cái này tự mỗi người biết mà tránh.

Người bệnh gan cần chú ý ăn uống hợp lý, không được ăn dư thừa hoặc đưa các chất độc hại vào cơ thể. Nguyên tắc ăn uống hằng ngày là chọn thức ăn dễ tiêu và không kiêng quá mức sẽ dẫn đến suy kiệt cơ thể.

--> Ăn vừa đủ, không dư thừa, tránh đồ khó tiêu, đồ nóng gan

(lụm lặt từ Sức khỏe & đời sống)
------------------------------------------ 
Đây là tham khảo khác:

Tăng glucid: Bình thường, một phần glucid của chế độ ăn được dự trữ trong gan dưới dạng glucogen. Chức năng chuyển hóa và dự trữ glucogen rất quan trọng vì nó làm cho gan phát huy được vai trò giải độc. Khi gan bị tổn thương, dự trữ glucogen giảm nên bệnh nhân phải tăng glucid trong chế độ ăn để tăng dự trữ glucogen, giảm sự xâm nhập mỡ vào gan.

---> Ăn ngọt thoải mái vào.

Tăng protid: Protid được cung cấp nhiều sẽ làm tăng khả năng tái tạo tế bào của cơ thể, trong đó có tế bào gan đang bị tổn thương vì bệnh. Gan có chức năng tăng lượng prrotid của huyết tương và là nơi tập trung protid trước khi nó được phân bổ đi khắp cơ thể. Khi gan bị bệnh mạn tính, nhất là xơ gan, hiện tượng giảm protid máu thường xảy ra. Do vậy, việc giảm protid ở chế độ ăn sẽ gây bất lợi.

---> Không cữ chất đạm, nhưng nên vừa phải. Những thức nào đạm quá cao phải bớt lại.

Tăng cường sữa: Methionin (acid amin có nhiều trong đạm của sữa) giúp tổng hợp cholin, một chất chống lại sự xâm nhập mỡ vào tế bào gan bằng cách chuyển lipid từ gan đến tổ chức mỡ dưới da. Do đó, chế độ ăn có nhiều sữa giúp bảo vệ gan rất tốt.

---> Tăng cường sữa.

Tăng các loại vitamin: Ngoài chức năng chuyển hóa protid, gan còn có chức năng quan trọng là đồng hóa các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Khi gan bị bệnh, cơ thể thiếu các vitamin này. Đặc biệt, việc thiếu vitamin K có thể gây chảy máu do giảm tỷ lệ prothrombin huyết thanh.

--> Rau quả các loại sẽ cung cấp cái này.

Đủ nước, giảm muối nếu có cổ chướng: Nên uống nước quả, nước rau luộc, nước ép trái cây cùng với chế độ ăn mềm, lỏng. Nếu uống nhiều nước và ăn mặn sẽ làm mức độ cổ chướng tăng nhiều hơn.

--> Cấm ăn mặn, mặc dù uống nhiều nước đi nữa.

Bỏ các thức uống có tính kích thích, gây độc cho gan: Không dùng rượu, bia, cà phê, chè đặc. Nên dùng các thức uống, đồ ăn có tính lợi mật, nhuận gan như: chè nhân trần, artiso, hạt dành dành, nghệ, lá gai, lá chanh...

----> Xong.

(Sau 1 trận khó chịu thì bài nãy cũng hữu ích đó)

No comments:

Post a Comment