Tuesday, October 16, 2012

Ikebana - nghe thuat cam hoa.


Ikebana – hay còn được biết đến như là kadou là  nghệ thuật về cắm hoa của Nhật.  Ban đầu là từ các nhà sư cắm hoa để thờ Phật rồi từ thế kỉ 15 đã trở  nên một nghệ thuật độc lập và đặc sắc của Nhật bản.

Không đơn giản chỉ là xếp những bông hoa vào trong một vật đựng, ikebana là hình thức nghệ thuật có kỉ luật mang bóng dáng của cả con người và thiên nhiên. Ngược lại với ý kiến cho rằng cắm hoa là tuyển tập của vài ba hay đa màu sắc của hoa nở, ikebana thường nhấn mạnh các khu vực khác như là cây, lá, cành và tạo thành hình, đường nét và dáng dấp.  Ikebana vì thể là sự thể hiện đầy sáng tạo nhưng tuân theo những niêm luật. Quy tắc chủ đạo là toàn bộ các yếu tố được sử dụng để tạo dựng phải là tự nhiên, là cành, là nhành, là lá là hoa, là cây cỏ. Chủ định của người nghệ nhân cắm hoa được thẻ hiện  thông qua sự kết hợp của các màu, dáng tự nhiên, đường nét mềm mại và thường có những dụng ý.

Mặt khác ikebana còn là sự tối thiểu, nghĩa là việc cắm hoa chỉ sử dụng ít nhất số hoa nở so với các lá, cành. Cấu trúc của nghệ thuật cắm hoa Nhật bản dựa trên cơ sở  là hình tam giác với 3 điểm chính, thường là những cành con, tượng trưng cho trời, đất và con người hoặc mặt trời, mặt trăng và tình yêu và trái đất.  Bình hoa là chìa khóa của hỗn hợp đó, và có nhiều loại bình được sử dụng để cắm hoa .

Khía cạnh tinh thần của Ikebana được xem là quan trọng nhất đối với những người cắm hoa. Sự yên tĩnh là yếu tố bắt buộc trong quá trình thực hành Ikebana. Đó là khi con người tỏ lòng cảm kích vạn vật trong tự nhiên mà ngày thường người ta bỏ qua vì bận rộn. Con người trở nên kiên nhẫn hơn, độ lượng hơn đối với không những thiên nhiên mà ngay cả với người khác, ở mọi lúc, mọi nơi. Lúc thực hành Ikebana cũng là khi con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên, và thiên nhiên làm cho tâm hồn, tâm trí và cơ thể họ thanh thản.

Những nét cơ bản của nghệ thuật Ikebana:

- hình thức không đối xứng
- nghệ thuật sử dụng” khoảng trống” như là sự thiết yếu của việc sắp xếp
- ý nghĩa của sự hài hòa giữa các nguyên liệu, bình hoa, cách tạo dáng
- ngụ ý về các mùa

Các cách tạo dáng căn bản:

Rikka- hoa cắm đứng được tạo dáng bởi ý tưởng là sự thể hiện của Phật với vẻ đẹp tự nhiên. bao gồm 7 nhánh tượng trưng cho đồi núi, thác nước, thung lũng và các vật thể tự nhiên được trình bày theo những cách cụ thể. Thường được cắm trong các lọ hoa cao, bình cao.

tạo dáng kiểu Rikka của trường Ryushei Ha

Khi nghi lễ uống trà xuất hiện thì có loại hình Chabana – loại hoa cắm sử dụng cho nghi lễ Trà- rất đơn giản.

Chabana

Nageire là kiểu không có cấu trúc được phát triển từ kiểu Seika hoặc Shoka- cắm thẳng, đơn giản.  Là một bó hoa bó chặt và tạo thành một tam giác bao gồm 3 cành. Và Nageire được xem là kiểu cổ điển. Nagaire là cách hoa được cắm trong các bình hoa cao.

Một tác phẩm tạo dáng theo nguyên tắc Nageire

Seika hoặc  Shoka là kiểu gồm chỉ có 3 nhánh chính được xem như là Trời, Đất và con người. Cũng là kiểu đơn giản được thiết kể để khoe vẻ đẹp và sự đồng nhất của cây.BÌnh hoa thường là bình cao.

seika- Ryuseiha Ikebana

Shoka - Ikenobo Ikebana

Jiyuka là kiểu tự do.

Jiyuka- Ryuseiha Ikebana

Các kiểu tạo dáng thịnh hành hiện nay: cơ bản có  3 loại: free style( tự do), moribana và nagaire bên cạnh các loại cổ điển khác:

Moribana : cắm với đĩa hoa nông…

+ kiểu thẳng đứng là cấu trúc cơ bản nhất của Ikebana. Moribana được cắm trong các loại bình nông, đĩa…Có khi phải dùng các “bàn chông”để giữ hoa và cây.

+  dáng nghiêng : là kiểu được cắm vào những loại bình, đĩa  có thể sử dụng được phụ thuộc vào nơi bày hay hình dáng của các nhánh cây.

một tác phẩm cắm theo kiểu moribana của Ohara Ikebana

Nagaire: dùng với các bình hoa cao, cành hoa dài

- dáng nghiêng

- dáng thẳng: được cắm trong bình miệng hẹp, cao mà không dùng những dụng cụ hỗ trợ. Thậm chí chỉ cần một cành hoa mà thôi.

- dáng rũ  được cắm theo cách nhánh chính nằm dưới miệng bình. Và dùng một nguyên liệu linh hoạt để tạo ra những đường nét đẹp đẽ nhằm hài hòa các bông hoa.

Lịch sử của Ikebana bắt đầu từ chừng hơn 500 năm trước, cũng là lịch sử của trường dạy cắm hoa cổ nhất của Nhật. Bắt đầu từ một nhà sư ở chùa Rookakudo ở Kyoto, ông cắm hoa rất giỏi và những nhà sư khác thường nhờ ông chỉ cho cách cắm hoa. Vì ông sống gần một cái hồ, nên người ta hay gọi ông là ông sư bên hồ tiếng Nhật là Ikenobo. Và cái tên Ikenobo trở thành một từ chung chỉ những nhà sư chuyên cắm hoa thờ.

Các kỹ thuật cắm đa dạng từ các trường phái Ikebana: bắt đầu từ lớp học Ikebana đầu tiên của Ikenobo với học sinh là các nhà sư, các nhà  quyền quí; Ikebana ngày càng phổ biến, mỗi lớp học , trường dạy Ikebana lại có những kỹ thuật tạo dáng riêng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Ikebana..làm phong phú và tinh hoa hơn nghệ thuật Ikebana:

Nếu xét kỹ ra thì hiện nay nghe đồn có hơn 300 trường phái Ikebana, mỗi trường lớp dạy Ikebana sáng tạo ra những kỹ thuật tạo dáng-cắm hoa mới dựa trên những nguyên tắc Ikebana cơ bản, càng ngày càng hoàn thiện Ikebana thành một nghệ thuật vừa riêng vừa độc đáo nhưng rất phong phú. 3 trường phái lớn đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật cắm hoa Nhật bản là Ohara, Ikenobo và Sogetsu. Sau đây giới thiệu với mọi người những trường phái chính đó và một số trường phái phổ biến khác.

Ikenobo khởi xuất là việc cắm hoa thờ cúng của các nhà sư, trải qua bao năm tháng phát triển hiện nay trường phái Ikenobo phát triển rộng khăp Nhật bản và cả trên thế giới. Đặc trưng của trường phái này là kiểu dáng, loại hoa, cách cắm được quyết định sẵn. Người ta còn học về đời sống của cỏ cây.

1 kiểu cắm hoa thuộc trường phái Ikenobo
  
Ikenobo Ikebana

Trường phái Ohara  rất đa dạng và phong phú về các loại bình hoa, các loại hoa cắm và cách cắm. Sáng lập bởi Unshin Ohara (1861-1916), ông khám phá những loại hoa, cây cỏ từ ruộng đồng và rừng núi, và đã phát triển một kiểu ikebana thể hiện vẻ đẹp tự nhiên. Ông đồng thời tìm cách kết hợp với những loại hoa rực rỡ của Phương Tây  bắt đầu được nhập vào Nhật. Và kỹ thuật cắm hoa Moribana được ông đưa ra là bước tiến vào nghệ thuật Ikebana hiện đại . Năm 1897 triển lảm đầu tiên của Ikebana với nghệ thuật cắm kiểu Moribana đã được tổ chức.

Ikebana với kiểu cắm Moribana

Ohara Ikebana cắm theo kiểu Hanaisho- pha trộn phương Tây.

Ohara Ikebana- kiểu Bunjin là sự giải thích theo kiểu Nhật tư tưởng văn nhân Trung Hoa
 
Ohara Ikebana: kiểu cắm hiện đại Hanamai- kết hợp không gian 3 chiều
 
cắm hoa Ikebana theo kiểu Rimpa- trường phái Ohara
Trường phái Sogetsu không có những kiểu dáng được định sẵn, người cắm hoa hoàn toàn tự do sáng tạo theo cá tính của mình. Năm 1927, khi mọi người cho rằng việc cắm hoa theo nghệ thuật Ikebana hoàn toàn phải theo những hình thức đã định sẵn, thì Sofu Teshigahara nhận ra rằng Ikebana là một loại hình nghệ thuật mang tính sáng tạo và lập ra trường Sogetsu. Ai cũng có thể cắm hoa  Ikebana với kiểu Sogetsu bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu và với bất cứ nguyên liệu gì.  Bạn có thể để bình hoa ở cửa ra vào, ở trong phòng sinh hoạt hay bếp. Người ta có thể bày hoa cẳm theo kiểu Sogetsu ở sảnh khách sạn, phòng khánh tiết hay ở cửa sổ của cửa hàng, hay những nơi công cộng rộng rãi, bất cứ không gian nào của Nhật hay của phương Tây. Sogetsu School phát triển rộng ở Nhật và có hàng trăm chi nhánh ở hải ngoại.

một kiểu cắm hoa Ikebana Sogetsu

một tác phẩm Sogetsu Ikebana

một tác phẩm Sogetsu Ikebana

Ikebana thoạt tiên rất đơn giản, chỉ dùng vài loại hoa và nhánh màu xanh. Kiểu này là sơ khai của Ikebana gọi là  Kuge. Các kiểu Ikebana thay đổi nhiều từ nửa sau của thế kỉ 15 và trở nên một nghệ thuật với những luật lệ nghiêm ngặt.  Từ thời kỳ đó, Ikebana trở thành một phần quan trọng của các lễ hội truyền thống, các triễn lãm được tổ chức thỉnh thoảng. Những kiểu đầu tiên thường là một bông hoa cao, thẳng đứng ở giữa và 2 cành hoa bên cạnh thấp hơn. Suốt thời kỳ Momoyama từ 1560-1600, nhiều lâu đài to lớn được xây dựng, và những nhà thông thái, những tùy tùng của hoàng gia thấy rằng những kiểu dáng cắm hoa kiểu Rikka là những trang trí tốt nhất cho các tòa lâu đài.

Một trường phái khác: Saga Goryu( từ Goryu chỉ các rường phái Ikebana xuất thân từ hoàng gia), người tạo lập là Thiên Hoàng Saga- một người rất yêu thiên nhiên, làm vườn trồng hoa. Trường phái này tồn tại và phát triển từ 1200 năm nay trên khắp Nhật bản và hàng trăm chi nhánh trên toàn thế giới. Một vài kiểu cắm hoa Ikebana của trường phái này:

Cách tạo dánh Seika

một số kiểu cắm hoa của trường phái Saga Goryu

kiểu Heika
Tác phẩm Ikebana theo nghệ thuật cắm Enshu- sáng lập bởi một quan tùy tùng hoàng cung:

Kadou Enshu-
Trường phái Kozan với lịch sử chừng 100 năm là một gia đình với các thế hệ kế tục.

Tác phẩm của trường phái Kozan
một tác phẩm nữa:

trông mỏng manh nhưng rất kiêu hãnh

trường phái Kozan sử dụng các vật rất đỗi bình thường làm bình hoa, ví dụ:


Trường phái Misho: Ông Mishosai Ippo( 1761-1824) người sáng lập ra trường Misho, tạo ra kiểu cắm kakubana:

Kiểu cắm Kakubana

Ikebana hiện đại
Trường phái Shofu từ 1921:

Ikebana theo trường phái Shofu
Trường phái Senkei ra đời từ giữa thế kỷ 17


Tác phẩm của trường Ryusei Ha -sáng lập từ 1886:

những chiếc lá vàng được tận dụng tạo nên sự độc đáo thú vị -RyuseiHa
Tác phẩm của trường Ichiyo- sáng lập bởi 2 chị em nhà Ichiyo năm 1937:


Trường phái Ikko lập ra từ 1971 với các tác phẩm Ikebana mà nguyên liệu là hoa khô:

hoa khô cắm theo nghệ thuật Ikebana của trường phái Ikko thành lập từ 1971
Trường phái Omoru với tác phẩm tạo dáng theo kiểu Moribana:


Trường phái Sangetsu( trăng núi):


Các nhánh Ikebana thuộc trường phái NiponKoryu( gồm các trường phái ra đời chừng 400 năm trước từ thời Edo- từ 1603), một vài tác phẩm:

NihonKoryu Ikebana: hoa mùa xuân

NiponKoryu Ikebana: mùa thu

Trường phái Gangetsusui, mang dáng dấp của nghệ thuật tạo hình non bộ, các tác phẩm mang lại cảm giác trầm mặc, như bước chân vào rừng thẳm:



 


Trường phái wafu:





Như vậy, Ikebana ban đầu từ tầng lớp sư sãi, các học giả tinh hoa, hoàng gia, nhưng dần trở thành nghệ thuật cắm hoa cho mọi tầng lớp người dân Nhật bản. Hiện nay có nhiều lớp học,t rường dạy Ikebana của các  trường phái Ikebana nổi tiếng trên toàn Nhật bản và các chi nhánh trên thế giới. Hiệp hội Ikebana quốc tế được thành lập năm 1956 có các chi nhánh ở Nhật và trên các nước, cứ 5 năm 1 lần các thành viên tụ về Nhật họp Đại hội. H.L đã một lần tham dự sinh hoạt của một chi nhánh Hiệp hội Ikebana Quốc tế ở Nhật, rất vui, họ gặp nhau giới thiệu các kỹ thuật cắm hoa mới do một nghệ nhân thực hiện, các bác già, trẻ từ các chi nhánh khác cũng lặn lội đến, bác nào cũng có thể tự phát biểu bằng tiếng Anh.

 Ở các nhà sinh hoạt cộng đồng đều có các câu lạc bộ Ikebana.Thành phố nơi H.L ở tài trợ chương trình học Ikebana trường phái Ohara cho các học sinh tiểu học, con gái của H.L cũng tham gia học năm rồi, mỗi lần học chỉ đóng 500 Yen( chừng 5USD)- rất rẻ so với đi học bình thường, bé rất thích và năm nay lại tiếp tục học tiếp từ tháng 5 đến tháng 2 năm sau.

No comments:

Post a Comment