Michael Steven Bublé (born 9 September 1975) is an Italian Canadian singer and actor. He has won several awards, including three Grammy Awards and multiple Juno Awards. His first album reached the top ten in Canada and the UK. He found a worldwide audience with his 2005 album It's Time, and his 2007 album Call Me Irresponsible which reached number one on the Canadian Albums Chart, the U.K. Albums Chart, the U.S. Billboard 200 albums chart, the Australian ARIA Albums Chart and several European charts. Bublé has sold more than 30 million albums worldwide.
Tuesday, October 23, 2012
Chuyện đời xưa kể lại (Lý Lan)
Đời xưa ở nước Đức
có một ông Grimm. Trong vòng mười một năm vợ ông là Dorothea sanh liên
tiếp chín đứa con, đều mang họ Grimm. Chẳng may, ba đứa trong đàn con ấy
chết yểu. Lại chẳng may nữa, ông Grimm qua đời bỏ lại lũ con còn nhỏ
xíu. Đứa lớn nhứt là Jacob mới 11 tuổi. Đứa tiếp theo là Wilhelm 10
tuổi. Hai đứa này về sau lớn lên nổi tiếng khắp thế giới nhờ tài kể
chuyện đời xưa.
Bởi vì sinh thời ông Grimm cha là một luật sư giàu có nên anh em
Jacob và Wilhelm Grimm đều được giáo dục tử tế để nối nghiệp cha. Cả
hai đều học ngành luật ở trường đại học Marburg. Vận rủi không tha, bà
Grimm qua đời. Jacob và Wilhelm phải nghỉ học đi làm nhân viên thư viện
để nuôi các em. Cũng may cho hậu thế, hai anh em đã tận dụng điều kiện làm việc giữa kho tàng sách báo mà soạn ra bộ Kinder- und Hausmärchen (quyển
1 in năm 1812, quyển 2 in năm 1814). Bộ sách này tập hợp những câu
chuyện đời xưa được lưu truyền trong dân gian, tên sách là Truyện kể cho trẻ em và trong gia đình, khi được dịch ra 169 ngôn ngữ trên thế giới đều có chung tựa là Truyện cổ tích của anh em Grimm. Tính từ ngày xuất bản đầu tiên đến nay bộ sách đã sống tròn hai thế kỷ.
Sự nghiệp của anh em Grimm bao gồm nhiều tác phẩm mang tính học thuật như Lịch sử ngôn ngữ Đức, Văn phạm Đức, huyền thoại Đức, Tự điển Đức… Nhưng
dễ hiểu là chỉ những ai quan tâm đến ngôn ngữ và văn hóa Đức mới đọc
những tác phẩm đó, còn đại chúng, nhứt là trẻ con khắp thế giới thì chỉ
biết đến những câu chuyện đời xưa của anh em nhà Grimm. Thực ra, nếu anh em
Grimm không làm công việc kể lại những câu chuyện đó thì ắt có người
khác làm. Mà thực tế là trước Grimm cũng đã có người làm một việc tương
tự, chẳng hạn vào năm 1805 Achim von Arnim và Clemens Brentano đã xuất
bản tuyển tập thơ ca dân gian Des Knaben Wunderhorn (Chiếc sừng nhiệm mầu của tuổi trẻ).
Nhưng công của anh em Grimm không nhỏ. Trong suốt nửa thế kỷ (một đời làm việc của hai anh em)
từ bản thảo đầu tiên với 53 truyện gởi cho nhà xuất bản (1810) không
được in và cũng không được trả lại bản thảo, đến quyển sách đầu tiên
được in (1812) với 78 truyện, bộ truyện đời xưa của anh em
Grimm liên tục được bổ sung, chỉnh sửa qua nhiều lần tái bản, đến bản
in năm 1857 thì có tổng cộng 200 truyện đời xưa kèm 10 huyền thoại cho
trẻ em. Lúc này anh em Grimm đã trở thành hai cụ Grimm và lần lượt qua đời ở tuổi bảy mươi mấy. Hầu hết các bản dịch phổ biến trên thế giới đều dịch từ bản in năm 1857
Cùng thời, ở Đan Mạch cũng xuất hiện một người kể chuyện đời xưa tên là Hans Christian Andersen, vốn là nhà thơ chứ không “học viện” như anh em
Grimm. Andersen không có anh chị em gì cả, phải tự bươn chải kiếm sống
từ thời trẻ bằng nghề ca hát, diễn kịch. Những tác phẩm được xuất bản
đầu tiên của ông là một tập truyện ngắn, một vở hài kịch, một tập thơ,
tiếp theo là ba cuốn tiểu thuyết. Người đương thời biết đến ông nhờ mấy
cuốn tiểu thuyết , trong khi bộ sách ba tập Truyện thần tiên thì
hơi bị ế khi mới ra đời (1835). Andersen cũng viết nhiều sách du ngoạn,
vì ông đi lung tung khắp châu Âu, giao du rộng, yêu đương nhiều, ăn chơi
không ít. Văn thơ Andersen phóng khoáng, lãng mạn, gợi hứng. Truyện
thần tiên của ông cũng mang đậm dấu ấn sáng tạo cá nhân chứ không phải
là tập hợp những truyện kể dân gian nhiều tác giả mà anh em Grimm cố gắng “trung thành với bản gốc” khi kể lại.
Khoảng thời gian Truyện cổ tích của anh em Grimm tái bản và bổ sung lần thứ 3 và Truyện thần tiên của Hans Christian Andersen đã xuất bản đủ 3 tập (1837) thì ở một nơi rất xa châu Âu, thuộc về miền “viễn đông”, một nơi gọi là ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), chào đời một đứa bé được đặt tên là Trương Chánh Ký. Chẳng
may, mới 8 tuổi Ký đã mồ côi cha. Cũng may, biết thân phận mồ côi, Ký
siêng năng hiếu học, nên được các nhà truyền đạo cho đi du học ở nước
ngoài từ năm 11 tuổi. Nhờ vậy, Ký biết nhiều ngoại ngữ và
có cơ hội giao tiếp với nhiều nền văn hóa khác nhau. Khi trở về quê
hương năm 21 tuổi, Trương Chánh Ký đã cải theo đạo công giáo, có tên là
Jean-Baptiste Pétrus Trương Vĩnh Ký, gọi tắt là Pétrus Ký. Lúc ấy, mẹ
của ông bệnh mất, nước của ông bị Pháp đánh chiếm.
Bốn mươi năm
tiếp theo trong cuộc đời của Pétrus Ký đầy thăng trầm trên hoạn lộ, đầy
hoạt động trong nhiều lĩnh vực văn hóa mà ông đóng vai trò tiên phong.
Người đời sau biết đến ông nhiều nhứt như một học giả, nhà báo, nhà ngôn
ngữ, nhà văn hóa, nhưng tôi biết đến ông như người kể chuyện. Ông để
lại cho đời khoảng 100 tác phẩm đã xuất bản, gồm có: sáng tác, dịch thuật, phiên âm, biên khảo, sưu tầm, trong đó có cuốn Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài là tập hợp những truyện kể trong dân gian, mà theo Sơn Nam thì “lời văn theo lời ăn tiếng nói thông dụng lúc bây giờ” cho đến nay “hãy còn được nhắc nhở”.
Hỗm
nay đem sách của ba ông kể chuyện đời xưa ra đọc lại, tôi nổi hứng muốn
kể lại chuyện đời xưa. Từ hồi đó cho tới giờ người ta luôn kể lại những
câu chuyện đời xưa mà người ta đã đọc hay nghe hay xem (tranh, phim
ảnh) qua cảm nhận và trí tưởng tượng của mình. Ngay cả “bản gốc” của anh em Grimm cũng đã được nhà xuất bản biên tập và chính anh em
Grimm chỉnh sửa qua mỗi lần tái bản. Khó mà truy được “gốc” thực sự của
một câu chuyện đời xưa trong dân gian. Nhưng có cần thiết? Chuyện đời
xưa là chuyện được liệt vào hàng tài sản văn hóa công cộng, ai cũng có
thể kể lại, và tài sản đó được lưu truyền mãi nhờ luôn được tái sanh
trong những câu chuyện được mọi người kể lại.
Tuesday, October 16, 2012
Ikebana - nghe thuat cam hoa.
Ikebana – hay còn được biết đến như là kadou là nghệ thuật về cắm hoa của Nhật. Ban đầu là từ các nhà sư cắm hoa để thờ Phật rồi từ thế kỉ 15 đã trở nên một nghệ thuật độc lập và đặc sắc của Nhật bản.
Không đơn giản chỉ là xếp những bông hoa vào trong một vật đựng, ikebana là hình thức nghệ thuật có kỉ luật mang bóng dáng của cả con người và thiên nhiên. Ngược lại với ý kiến cho rằng cắm hoa là tuyển tập của vài ba hay đa màu sắc của hoa nở, ikebana thường nhấn mạnh các khu vực khác như là cây, lá, cành và tạo thành hình, đường nét và dáng dấp. Ikebana vì thể là sự thể hiện đầy sáng tạo nhưng tuân theo những niêm luật. Quy tắc chủ đạo là toàn bộ các yếu tố được sử dụng để tạo dựng phải là tự nhiên, là cành, là nhành, là lá là hoa, là cây cỏ. Chủ định của người nghệ nhân cắm hoa được thẻ hiện thông qua sự kết hợp của các màu, dáng tự nhiên, đường nét mềm mại và thường có những dụng ý.
Mặt khác ikebana còn là sự tối thiểu, nghĩa là việc cắm hoa chỉ sử dụng ít nhất số hoa nở so với các lá, cành. Cấu trúc của nghệ thuật cắm hoa Nhật bản dựa trên cơ sở là hình tam giác với 3 điểm chính, thường là những cành con, tượng trưng cho trời, đất và con người hoặc mặt trời, mặt trăng và tình yêu và trái đất. Bình hoa là chìa khóa của hỗn hợp đó, và có nhiều loại bình được sử dụng để cắm hoa .
Khía cạnh tinh thần của Ikebana được xem là quan trọng nhất đối với những người cắm hoa. Sự yên tĩnh là yếu tố bắt buộc trong quá trình thực hành Ikebana. Đó là khi con người tỏ lòng cảm kích vạn vật trong tự nhiên mà ngày thường người ta bỏ qua vì bận rộn. Con người trở nên kiên nhẫn hơn, độ lượng hơn đối với không những thiên nhiên mà ngay cả với người khác, ở mọi lúc, mọi nơi. Lúc thực hành Ikebana cũng là khi con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên, và thiên nhiên làm cho tâm hồn, tâm trí và cơ thể họ thanh thản.
Những nét cơ bản của nghệ thuật Ikebana:
- hình thức không đối xứng
- nghệ thuật sử dụng” khoảng trống” như là sự thiết yếu của việc sắp xếp
- ý nghĩa của sự hài hòa giữa các nguyên liệu, bình hoa, cách tạo dáng
- ngụ ý về các mùa
Các cách tạo dáng căn bản:
Rikka- hoa cắm đứng được tạo dáng bởi ý tưởng là sự thể hiện của Phật với vẻ đẹp tự nhiên. bao gồm 7 nhánh tượng trưng cho đồi núi, thác nước, thung lũng và các vật thể tự nhiên được trình bày theo những cách cụ thể. Thường được cắm trong các lọ hoa cao, bình cao.
Khi nghi lễ uống trà xuất hiện thì có loại hình Chabana – loại hoa cắm sử dụng cho nghi lễ Trà- rất đơn giản.
Nageire là kiểu không có cấu trúc được phát triển từ kiểu Seika hoặc Shoka- cắm thẳng, đơn giản. Là một bó hoa bó chặt và tạo thành một tam giác bao gồm 3 cành. Và Nageire được xem là kiểu cổ điển. Nagaire là cách hoa được cắm trong các bình hoa cao.
Seika hoặc Shoka là kiểu gồm chỉ có 3 nhánh chính được xem như là Trời, Đất và con người. Cũng là kiểu đơn giản được thiết kể để khoe vẻ đẹp và sự đồng nhất của cây.BÌnh hoa thường là bình cao.
Jiyuka là kiểu tự do.
Các kiểu tạo dáng thịnh hành hiện nay: cơ bản có 3 loại: free style( tự do), moribana và nagaire bên cạnh các loại cổ điển khác:
Moribana : cắm với đĩa hoa nông…
+ kiểu thẳng đứng là cấu trúc cơ bản nhất của Ikebana. Moribana được cắm trong các loại bình nông, đĩa…Có khi phải dùng các “bàn chông”để giữ hoa và cây.
+ dáng nghiêng : là kiểu được cắm vào những loại bình, đĩa có thể sử dụng được phụ thuộc vào nơi bày hay hình dáng của các nhánh cây.
Nagaire: dùng với các bình hoa cao, cành hoa dài
- dáng nghiêng
- dáng thẳng: được cắm trong bình miệng hẹp, cao mà không dùng những dụng cụ hỗ trợ. Thậm chí chỉ cần một cành hoa mà thôi.
- dáng rũ được cắm theo cách nhánh chính nằm dưới miệng bình. Và dùng một nguyên liệu linh hoạt để tạo ra những đường nét đẹp đẽ nhằm hài hòa các bông hoa.
Lịch sử của Ikebana bắt đầu từ chừng hơn 500 năm trước, cũng là lịch sử của trường dạy cắm hoa cổ nhất của Nhật. Bắt đầu từ một nhà sư ở chùa Rookakudo ở Kyoto, ông cắm hoa rất giỏi và những nhà sư khác thường nhờ ông chỉ cho cách cắm hoa. Vì ông sống gần một cái hồ, nên người ta hay gọi ông là ông sư bên hồ tiếng Nhật là Ikenobo. Và cái tên Ikenobo trở thành một từ chung chỉ những nhà sư chuyên cắm hoa thờ.
Các kỹ thuật cắm đa dạng từ các trường phái Ikebana: bắt đầu từ lớp học Ikebana đầu tiên của Ikenobo với học sinh là các nhà sư, các nhà quyền quí; Ikebana ngày càng phổ biến, mỗi lớp học , trường dạy Ikebana lại có những kỹ thuật tạo dáng riêng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Ikebana..làm phong phú và tinh hoa hơn nghệ thuật Ikebana:
Nếu xét kỹ ra thì hiện nay nghe đồn có hơn 300 trường phái Ikebana, mỗi trường lớp dạy Ikebana sáng tạo ra những kỹ thuật tạo dáng-cắm hoa mới dựa trên những nguyên tắc Ikebana cơ bản, càng ngày càng hoàn thiện Ikebana thành một nghệ thuật vừa riêng vừa độc đáo nhưng rất phong phú. 3 trường phái lớn đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật cắm hoa Nhật bản là Ohara, Ikenobo và Sogetsu. Sau đây giới thiệu với mọi người những trường phái chính đó và một số trường phái phổ biến khác.
Ikenobo khởi xuất là việc cắm hoa thờ cúng của các nhà sư, trải qua bao năm tháng phát triển hiện nay trường phái Ikenobo phát triển rộng khăp Nhật bản và cả trên thế giới. Đặc trưng của trường phái này là kiểu dáng, loại hoa, cách cắm được quyết định sẵn. Người ta còn học về đời sống của cỏ cây.
Trường phái Ohara rất đa dạng và phong phú về các loại bình hoa, các loại hoa cắm và cách cắm. Sáng lập bởi Unshin Ohara (1861-1916), ông khám phá những loại hoa, cây cỏ từ ruộng đồng và rừng núi, và đã phát triển một kiểu ikebana thể hiện vẻ đẹp tự nhiên. Ông đồng thời tìm cách kết hợp với những loại hoa rực rỡ của Phương Tây bắt đầu được nhập vào Nhật. Và kỹ thuật cắm hoa Moribana được ông đưa ra là bước tiến vào nghệ thuật Ikebana hiện đại . Năm 1897 triển lảm đầu tiên của Ikebana với nghệ thuật cắm kiểu Moribana đã được tổ chức.
Trường phái Sogetsu không có những kiểu dáng được định sẵn, người cắm
hoa hoàn toàn tự do sáng tạo theo cá tính của mình. Năm 1927, khi mọi
người cho rằng việc cắm hoa theo nghệ thuật Ikebana hoàn toàn phải theo
những hình thức đã định sẵn, thì Sofu Teshigahara nhận ra rằng Ikebana
là một loại hình nghệ thuật mang tính sáng tạo và lập ra trường Sogetsu.
Ai cũng có thể cắm hoa Ikebana với kiểu Sogetsu bất cứ lúc nào, bất cứ
ở đâu và với bất cứ nguyên liệu gì. Bạn có thể để bình hoa ở cửa ra
vào, ở trong phòng sinh hoạt hay bếp. Người ta có thể bày hoa cẳm theo
kiểu Sogetsu ở sảnh khách sạn, phòng khánh tiết hay ở cửa sổ của cửa
hàng, hay những nơi công cộng rộng rãi, bất cứ không gian nào của Nhật
hay của phương Tây. Sogetsu School phát triển rộng ở Nhật và có hàng
trăm chi nhánh ở hải ngoại.
Một trường phái khác: Saga Goryu( từ Goryu chỉ các rường phái Ikebana
xuất thân từ hoàng gia), người tạo lập là Thiên Hoàng Saga- một người
rất yêu thiên nhiên, làm vườn trồng hoa. Trường phái này tồn tại và phát
triển từ 1200 năm nay trên khắp Nhật bản và hàng trăm chi nhánh trên
toàn thế giới. Một vài kiểu cắm hoa Ikebana của trường phái này:
Tác phẩm Ikebana theo nghệ thuật cắm Enshu- sáng lập bởi một quan tùy tùng hoàng cung:
Trường phái Kozan với lịch sử chừng 100 năm là một gia đình với các thế hệ kế tục.
một tác phẩm nữa:
trường phái Kozan sử dụng các vật rất đỗi bình thường làm bình hoa, ví dụ:
Trường phái Misho: Ông Mishosai Ippo( 1761-1824) người sáng lập ra trường Misho, tạo ra kiểu cắm kakubana:
Trường phái Shofu từ 1921:
Trường phái Senkei ra đời từ giữa thế kỷ 17
Tác phẩm của trường Ryusei Ha -sáng lập từ 1886:
Tác phẩm của trường Ichiyo- sáng lập bởi 2 chị em nhà Ichiyo năm 1937:
Trường phái Ikko lập ra từ 1971 với các tác phẩm Ikebana mà nguyên liệu là hoa khô:
Trường phái Omoru với tác phẩm tạo dáng theo kiểu Moribana:
Trường phái Sangetsu( trăng núi):
Các nhánh Ikebana thuộc trường phái NiponKoryu( gồm các trường phái ra đời chừng 400 năm trước từ thời Edo- từ 1603), một vài tác phẩm:
Trường phái Gangetsusui, mang dáng dấp của nghệ thuật tạo hình non bộ, các tác phẩm mang lại cảm giác trầm mặc, như bước chân vào rừng thẳm:
Không đơn giản chỉ là xếp những bông hoa vào trong một vật đựng, ikebana là hình thức nghệ thuật có kỉ luật mang bóng dáng của cả con người và thiên nhiên. Ngược lại với ý kiến cho rằng cắm hoa là tuyển tập của vài ba hay đa màu sắc của hoa nở, ikebana thường nhấn mạnh các khu vực khác như là cây, lá, cành và tạo thành hình, đường nét và dáng dấp. Ikebana vì thể là sự thể hiện đầy sáng tạo nhưng tuân theo những niêm luật. Quy tắc chủ đạo là toàn bộ các yếu tố được sử dụng để tạo dựng phải là tự nhiên, là cành, là nhành, là lá là hoa, là cây cỏ. Chủ định của người nghệ nhân cắm hoa được thẻ hiện thông qua sự kết hợp của các màu, dáng tự nhiên, đường nét mềm mại và thường có những dụng ý.
Mặt khác ikebana còn là sự tối thiểu, nghĩa là việc cắm hoa chỉ sử dụng ít nhất số hoa nở so với các lá, cành. Cấu trúc của nghệ thuật cắm hoa Nhật bản dựa trên cơ sở là hình tam giác với 3 điểm chính, thường là những cành con, tượng trưng cho trời, đất và con người hoặc mặt trời, mặt trăng và tình yêu và trái đất. Bình hoa là chìa khóa của hỗn hợp đó, và có nhiều loại bình được sử dụng để cắm hoa .
Khía cạnh tinh thần của Ikebana được xem là quan trọng nhất đối với những người cắm hoa. Sự yên tĩnh là yếu tố bắt buộc trong quá trình thực hành Ikebana. Đó là khi con người tỏ lòng cảm kích vạn vật trong tự nhiên mà ngày thường người ta bỏ qua vì bận rộn. Con người trở nên kiên nhẫn hơn, độ lượng hơn đối với không những thiên nhiên mà ngay cả với người khác, ở mọi lúc, mọi nơi. Lúc thực hành Ikebana cũng là khi con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên, và thiên nhiên làm cho tâm hồn, tâm trí và cơ thể họ thanh thản.
Những nét cơ bản của nghệ thuật Ikebana:
- hình thức không đối xứng
- nghệ thuật sử dụng” khoảng trống” như là sự thiết yếu của việc sắp xếp
- ý nghĩa của sự hài hòa giữa các nguyên liệu, bình hoa, cách tạo dáng
- ngụ ý về các mùa
Các cách tạo dáng căn bản:
Rikka- hoa cắm đứng được tạo dáng bởi ý tưởng là sự thể hiện của Phật với vẻ đẹp tự nhiên. bao gồm 7 nhánh tượng trưng cho đồi núi, thác nước, thung lũng và các vật thể tự nhiên được trình bày theo những cách cụ thể. Thường được cắm trong các lọ hoa cao, bình cao.
Khi nghi lễ uống trà xuất hiện thì có loại hình Chabana – loại hoa cắm sử dụng cho nghi lễ Trà- rất đơn giản.
Nageire là kiểu không có cấu trúc được phát triển từ kiểu Seika hoặc Shoka- cắm thẳng, đơn giản. Là một bó hoa bó chặt và tạo thành một tam giác bao gồm 3 cành. Và Nageire được xem là kiểu cổ điển. Nagaire là cách hoa được cắm trong các bình hoa cao.
Seika hoặc Shoka là kiểu gồm chỉ có 3 nhánh chính được xem như là Trời, Đất và con người. Cũng là kiểu đơn giản được thiết kể để khoe vẻ đẹp và sự đồng nhất của cây.BÌnh hoa thường là bình cao.
Jiyuka là kiểu tự do.
Các kiểu tạo dáng thịnh hành hiện nay: cơ bản có 3 loại: free style( tự do), moribana và nagaire bên cạnh các loại cổ điển khác:
Moribana : cắm với đĩa hoa nông…
+ kiểu thẳng đứng là cấu trúc cơ bản nhất của Ikebana. Moribana được cắm trong các loại bình nông, đĩa…Có khi phải dùng các “bàn chông”để giữ hoa và cây.
+ dáng nghiêng : là kiểu được cắm vào những loại bình, đĩa có thể sử dụng được phụ thuộc vào nơi bày hay hình dáng của các nhánh cây.
Nagaire: dùng với các bình hoa cao, cành hoa dài
- dáng nghiêng
- dáng thẳng: được cắm trong bình miệng hẹp, cao mà không dùng những dụng cụ hỗ trợ. Thậm chí chỉ cần một cành hoa mà thôi.
- dáng rũ được cắm theo cách nhánh chính nằm dưới miệng bình. Và dùng một nguyên liệu linh hoạt để tạo ra những đường nét đẹp đẽ nhằm hài hòa các bông hoa.
Lịch sử của Ikebana bắt đầu từ chừng hơn 500 năm trước, cũng là lịch sử của trường dạy cắm hoa cổ nhất của Nhật. Bắt đầu từ một nhà sư ở chùa Rookakudo ở Kyoto, ông cắm hoa rất giỏi và những nhà sư khác thường nhờ ông chỉ cho cách cắm hoa. Vì ông sống gần một cái hồ, nên người ta hay gọi ông là ông sư bên hồ tiếng Nhật là Ikenobo. Và cái tên Ikenobo trở thành một từ chung chỉ những nhà sư chuyên cắm hoa thờ.
Các kỹ thuật cắm đa dạng từ các trường phái Ikebana: bắt đầu từ lớp học Ikebana đầu tiên của Ikenobo với học sinh là các nhà sư, các nhà quyền quí; Ikebana ngày càng phổ biến, mỗi lớp học , trường dạy Ikebana lại có những kỹ thuật tạo dáng riêng dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Ikebana..làm phong phú và tinh hoa hơn nghệ thuật Ikebana:
Nếu xét kỹ ra thì hiện nay nghe đồn có hơn 300 trường phái Ikebana, mỗi trường lớp dạy Ikebana sáng tạo ra những kỹ thuật tạo dáng-cắm hoa mới dựa trên những nguyên tắc Ikebana cơ bản, càng ngày càng hoàn thiện Ikebana thành một nghệ thuật vừa riêng vừa độc đáo nhưng rất phong phú. 3 trường phái lớn đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật cắm hoa Nhật bản là Ohara, Ikenobo và Sogetsu. Sau đây giới thiệu với mọi người những trường phái chính đó và một số trường phái phổ biến khác.
Ikenobo khởi xuất là việc cắm hoa thờ cúng của các nhà sư, trải qua bao năm tháng phát triển hiện nay trường phái Ikenobo phát triển rộng khăp Nhật bản và cả trên thế giới. Đặc trưng của trường phái này là kiểu dáng, loại hoa, cách cắm được quyết định sẵn. Người ta còn học về đời sống của cỏ cây.
Trường phái Ohara rất đa dạng và phong phú về các loại bình hoa, các loại hoa cắm và cách cắm. Sáng lập bởi Unshin Ohara (1861-1916), ông khám phá những loại hoa, cây cỏ từ ruộng đồng và rừng núi, và đã phát triển một kiểu ikebana thể hiện vẻ đẹp tự nhiên. Ông đồng thời tìm cách kết hợp với những loại hoa rực rỡ của Phương Tây bắt đầu được nhập vào Nhật. Và kỹ thuật cắm hoa Moribana được ông đưa ra là bước tiến vào nghệ thuật Ikebana hiện đại . Năm 1897 triển lảm đầu tiên của Ikebana với nghệ thuật cắm kiểu Moribana đã được tổ chức.
Ikebana thoạt tiên rất đơn giản, chỉ dùng
vài loại hoa và nhánh màu xanh. Kiểu này là sơ khai của Ikebana gọi là
Kuge. Các kiểu Ikebana thay đổi nhiều từ nửa sau của thế kỉ 15 và trở
nên một nghệ thuật với những luật lệ nghiêm ngặt. Từ thời
kỳ đó, Ikebana trở thành một phần quan trọng của các lễ hội truyền
thống, các triễn lãm được tổ chức thỉnh thoảng. Những kiểu đầu tiên
thường là một bông hoa cao, thẳng đứng ở giữa và 2 cành hoa bên cạnh
thấp hơn. Suốt thời kỳ Momoyama từ 1560-1600, nhiều lâu đài to lớn được
xây dựng, và những nhà thông thái, những tùy tùng của hoàng gia thấy
rằng những kiểu dáng cắm hoa kiểu Rikka là những trang trí tốt nhất cho
các tòa lâu đài.
Tác phẩm Ikebana theo nghệ thuật cắm Enshu- sáng lập bởi một quan tùy tùng hoàng cung:
Trường phái Kozan với lịch sử chừng 100 năm là một gia đình với các thế hệ kế tục.
một tác phẩm nữa:
trường phái Kozan sử dụng các vật rất đỗi bình thường làm bình hoa, ví dụ:
Trường phái Misho: Ông Mishosai Ippo( 1761-1824) người sáng lập ra trường Misho, tạo ra kiểu cắm kakubana:
Trường phái Shofu từ 1921:
Trường phái Senkei ra đời từ giữa thế kỷ 17
Tác phẩm của trường Ryusei Ha -sáng lập từ 1886:
Tác phẩm của trường Ichiyo- sáng lập bởi 2 chị em nhà Ichiyo năm 1937:
Trường phái Ikko lập ra từ 1971 với các tác phẩm Ikebana mà nguyên liệu là hoa khô:
Trường phái Omoru với tác phẩm tạo dáng theo kiểu Moribana:
Trường phái Sangetsu( trăng núi):
Các nhánh Ikebana thuộc trường phái NiponKoryu( gồm các trường phái ra đời chừng 400 năm trước từ thời Edo- từ 1603), một vài tác phẩm:
Trường phái Gangetsusui, mang dáng dấp của nghệ thuật tạo hình non bộ, các tác phẩm mang lại cảm giác trầm mặc, như bước chân vào rừng thẳm:
Trường phái wafu:
Như vậy, Ikebana ban đầu từ tầng lớp sư
sãi, các học giả tinh hoa, hoàng gia, nhưng dần trở thành nghệ thuật cắm
hoa cho mọi tầng lớp người dân Nhật bản. Hiện nay có nhiều lớp học,t
rường dạy Ikebana của các trường phái Ikebana nổi tiếng trên toàn Nhật
bản và các chi nhánh trên thế giới. Hiệp hội Ikebana quốc tế được thành
lập năm 1956 có các chi nhánh ở Nhật và trên các nước, cứ 5 năm 1 lần
các thành viên tụ về Nhật họp Đại hội. H.L đã một lần tham dự sinh hoạt
của một chi nhánh Hiệp hội Ikebana Quốc tế ở Nhật, rất vui, họ gặp nhau
giới thiệu các kỹ thuật cắm hoa mới do một nghệ nhân thực hiện, các bác
già, trẻ từ các chi nhánh khác cũng lặn lội đến, bác nào cũng có thể tự
phát biểu bằng tiếng Anh.
Ở các nhà sinh hoạt cộng đồng đều có các
câu lạc bộ Ikebana.Thành phố nơi H.L ở tài trợ chương trình học Ikebana
trường phái Ohara cho các học sinh tiểu học, con gái của H.L cũng tham
gia học năm rồi, mỗi lần học chỉ đóng 500 Yen( chừng 5USD)- rất rẻ so
với đi học bình thường, bé rất thích và năm nay lại tiếp tục học tiếp từ
tháng 5 đến tháng 2 năm sau.
Ikebana căn bản
Trong Ikebana cho dù người
thực hiện trình bày theo bất kỳ phong cách cắm hoa nào cũng cần có 4
thứ căn bản. Đầu tiên và cũng quan trọng nhất là vật liệu dùng để cắm,
thường là hoa, lá hoặc cây cỏ theo mùa.Tiếp
theo là bình cắm hoa, nó giữ vai trò quan trọng thứ hai trong việc
quyết định sự thành bại của tác phẩm. Tùy mục đích thể hiện và vật liệu
mà người cắm hoa chọn lựa những kiểu bình cao thấp, lớn nhỏ khác nhau.
Thứ 3 là kéo dùng để tỉa hoa. Kéo phải bén để tạo đường cắt dứt khoát khi tỉa cành và gốc hoa. Khi cắm hoa, người ta cần có dụng cụ để cố định giúp vật liệu đứng vững. Vì vậy, mút xốp hoặc đế ghim là vật thứ 4 mà người cắm hoa phải có. Trong Ikebana, hoa thể hiện tâm hồn của con người. Từng chi tiết thể hiện trên bình hoa không hề dư thừa, trái lại chúng đều ẩn chứa ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm vào đó.Ý tưởng dùng hoa để trang trí xuất hiện đầu tiên tại Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6, cùng thời điểm với sự lớn mạnh của Phật giáo tại đất nước này. Lúc bấy giờ, người Nhật hình thành thói quen sử dụng hoa để cúng Phật.
Đến thế kỷ 15, nhà sư Ikenobo Senkei đã sáng lập trường dạy cắm hoa Ikenobo đầu tiên tại Nhật Bản, trường tọa lạc bên cạnh chùa Rokkakudo ở Kyoto.Sau thời gian hoạt động, trường dạy cắm hoa Ikenobo phải tạm đóng cửa do Kyoto chìm trong chiến tranh giữa các lãnh chúa tranh giành quyền lực. Nhưng đối với nhà sư Ikenobo Senkei đây là thời gian để ông tập trung phát triển các kỹ năng cắm hoa của mình. Ông được cho là người đã sáng tạo nên phong cách cắm hoa Rikka, trong đó thể hiện vẻ đẹp của tự nhiên với núi non, thác nước, thung lũng và hoa cỏ.Bắt nguồn từ việc dâng hoa lên Đức Phật, cách sắp xếp 1 bình hoa đẹp dần được cụ thể hóa thành những quy tắc để từ đó hình thành nên nghệ thuật cắm hoa Ikebana. Theo mỗi thời kỳ và tùy thuộc vào cách thức cắm mà Ikebana hiện được chia ra làm nhiều trường phái khác nhau. Không chỉ gói gọn ở Nhật Bản, Ikebana hiện nay đã lan rộng ra khắp thế giới.Xét về lịch sử thì phong cách cắm hoa Rikka xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ 15. Đó là cách cắm những cành hoa thẳng đứng, đặt nặng tính nghi thức. Vì vậy, Rikka chỉ phổ biến trong giới quý tộc, võ sỹ.Đến thế kỷ 18, vào thời Edo, giới thương gia ngày càng lớn mạnh, họ đã phát triển phong cách cắm hoa mới có tên gọi Shoka hay Seika. Phong cách Shoka đơn giản hơn nhiều so với kiểu cắm Rikka mang tính quý tộc nên được dân chúng rất ưa chuộng.
Chính từ giai đoạn này, nghệ thuật cắm hoa Ikebana mới thật sự được phổ biến và trở thành một phần trong văn hóa Nhật Bản.Vào thời Minh Trị, lịch sử Ikebana chứng kiến giai đoạn phát triển bùng nổ, hàng loạt trường dạy cắm hoa ra đời trên khắp nước Nhật. Các trường dạy cắm hoa thu hút người học từ mọi tầng lớp trong xã hội, chủ yếu là nữ giới. Những chuyển hướng nghệ thuật đầu thế kỷ 20 đã đưa đến sự phát triển của kiểu cắm hoa tự do Jijuka. Cùng với sự ra đời của những phong cách cắm hoa mới thì bình cắm hoa cũng được chế tác riêng biệt phù hợp cho từng phong cách. Thế giới của bình cắm hoa ngày nay rất đa dạng, bên cạnh những chiếc bình truyền thống bằng gốm và bình tạo tác từ thân tre, thì cũng có những loại bình làm từ chất liệu mới.
Trong Ikebana, bình cắm hoa có thể được biến đổi muôn hình vạn trạng để phù hợp với ý đồ của người thực hiện. Hình thức của bình cắm hoa không ngừng phát triển theo thời gian.
Ngày xưa, kiểu bình Sayu Taisho chỉ được sử dụng trong các nghi lễ linh thiêng và dùng để cắm hoa dâng lên Đức Phật. Do đó, bình Sayu Taisho xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu hình thành nghệ thuật cắm hoa. Bình Sayu Taisho có thân cao và hoa văn trau chuốt, yếu tố này giúp tôn thêm vẻ đẹp của những bông hoa cắm trong bình. Sayu Taisho được dùng trong phong cách cắm hoa Rikka, dáng vẻ quý phái của nó thích hợp với phong cách cầu kỳ này. Ngoài ra, Rikka là kiểu cắm hoa theo dạng thẳng đứng, vật liệu được dùng là những cành cây cao và to nên cần phải cắm trong một chiếc bình vững chãi.
Dạng bình truyền thống thứ 2 được làm bằng gốm. Bình loại này thích hợp với phong cách cắm hoa Shoka và Jiyuka. Với mục đích đề cao tính giản dị và gần gũi nên bình cắm sử dụng trong 2 phong cách trên cũng được thiết kế mang tính dân dã. Những chiếc bình cắm hoa dạng này có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trong dân chúng, nó mang tính phổ thông cũng giống như phong cách cắm hoa Shoka và Jiyuka.
Theo quan niệm của người Nhật những gì đơn giản thường dễ gần và có sức lan tỏa. Trong Ikebana, điều đó cũng được phát huy mạnh mẽ. Gần đây, một số nghệ nhân Ikebana đã tận dụng cả những đồ vật bị vứt đi để làm bình cắm hoa. Đó có thể là chiếc bình gốm sứt miệng do sử dụng lâu ngày, hay một chiếc bình gốm khác mà phân nửa thân bình đã bị vỡ không còn dùng vào việc gì được….
Sự phát triển lên đến đỉnh cao của nghệ thuật cắm hoa Ikebana có thể được lý giải bởi tình yêu của người Nhật đối với thiên nhiên. Vẻ đẹp của thiên nhiên được mọi người ở khắp mọi nơi yêu thích nhưng ở Nhật, người ta thật sự nâng niu, và hiểu rõ giá trị của nó. Ngày nay, Ikebana trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản và rất được nhiều người quan tâm. Trường dạy nghệ thuật cắm hoa Ikebana đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới.
(st)
Thứ 3 là kéo dùng để tỉa hoa. Kéo phải bén để tạo đường cắt dứt khoát khi tỉa cành và gốc hoa. Khi cắm hoa, người ta cần có dụng cụ để cố định giúp vật liệu đứng vững. Vì vậy, mút xốp hoặc đế ghim là vật thứ 4 mà người cắm hoa phải có. Trong Ikebana, hoa thể hiện tâm hồn của con người. Từng chi tiết thể hiện trên bình hoa không hề dư thừa, trái lại chúng đều ẩn chứa ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm vào đó.Ý tưởng dùng hoa để trang trí xuất hiện đầu tiên tại Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6, cùng thời điểm với sự lớn mạnh của Phật giáo tại đất nước này. Lúc bấy giờ, người Nhật hình thành thói quen sử dụng hoa để cúng Phật.
Đến thế kỷ 15, nhà sư Ikenobo Senkei đã sáng lập trường dạy cắm hoa Ikenobo đầu tiên tại Nhật Bản, trường tọa lạc bên cạnh chùa Rokkakudo ở Kyoto.Sau thời gian hoạt động, trường dạy cắm hoa Ikenobo phải tạm đóng cửa do Kyoto chìm trong chiến tranh giữa các lãnh chúa tranh giành quyền lực. Nhưng đối với nhà sư Ikenobo Senkei đây là thời gian để ông tập trung phát triển các kỹ năng cắm hoa của mình. Ông được cho là người đã sáng tạo nên phong cách cắm hoa Rikka, trong đó thể hiện vẻ đẹp của tự nhiên với núi non, thác nước, thung lũng và hoa cỏ.Bắt nguồn từ việc dâng hoa lên Đức Phật, cách sắp xếp 1 bình hoa đẹp dần được cụ thể hóa thành những quy tắc để từ đó hình thành nên nghệ thuật cắm hoa Ikebana. Theo mỗi thời kỳ và tùy thuộc vào cách thức cắm mà Ikebana hiện được chia ra làm nhiều trường phái khác nhau. Không chỉ gói gọn ở Nhật Bản, Ikebana hiện nay đã lan rộng ra khắp thế giới.Xét về lịch sử thì phong cách cắm hoa Rikka xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ 15. Đó là cách cắm những cành hoa thẳng đứng, đặt nặng tính nghi thức. Vì vậy, Rikka chỉ phổ biến trong giới quý tộc, võ sỹ.Đến thế kỷ 18, vào thời Edo, giới thương gia ngày càng lớn mạnh, họ đã phát triển phong cách cắm hoa mới có tên gọi Shoka hay Seika. Phong cách Shoka đơn giản hơn nhiều so với kiểu cắm Rikka mang tính quý tộc nên được dân chúng rất ưa chuộng.
Chính từ giai đoạn này, nghệ thuật cắm hoa Ikebana mới thật sự được phổ biến và trở thành một phần trong văn hóa Nhật Bản.Vào thời Minh Trị, lịch sử Ikebana chứng kiến giai đoạn phát triển bùng nổ, hàng loạt trường dạy cắm hoa ra đời trên khắp nước Nhật. Các trường dạy cắm hoa thu hút người học từ mọi tầng lớp trong xã hội, chủ yếu là nữ giới. Những chuyển hướng nghệ thuật đầu thế kỷ 20 đã đưa đến sự phát triển của kiểu cắm hoa tự do Jijuka. Cùng với sự ra đời của những phong cách cắm hoa mới thì bình cắm hoa cũng được chế tác riêng biệt phù hợp cho từng phong cách. Thế giới của bình cắm hoa ngày nay rất đa dạng, bên cạnh những chiếc bình truyền thống bằng gốm và bình tạo tác từ thân tre, thì cũng có những loại bình làm từ chất liệu mới.
Trong Ikebana, bình cắm hoa có thể được biến đổi muôn hình vạn trạng để phù hợp với ý đồ của người thực hiện. Hình thức của bình cắm hoa không ngừng phát triển theo thời gian.
Ngày xưa, kiểu bình Sayu Taisho chỉ được sử dụng trong các nghi lễ linh thiêng và dùng để cắm hoa dâng lên Đức Phật. Do đó, bình Sayu Taisho xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu hình thành nghệ thuật cắm hoa. Bình Sayu Taisho có thân cao và hoa văn trau chuốt, yếu tố này giúp tôn thêm vẻ đẹp của những bông hoa cắm trong bình. Sayu Taisho được dùng trong phong cách cắm hoa Rikka, dáng vẻ quý phái của nó thích hợp với phong cách cầu kỳ này. Ngoài ra, Rikka là kiểu cắm hoa theo dạng thẳng đứng, vật liệu được dùng là những cành cây cao và to nên cần phải cắm trong một chiếc bình vững chãi.
Dạng bình truyền thống thứ 2 được làm bằng gốm. Bình loại này thích hợp với phong cách cắm hoa Shoka và Jiyuka. Với mục đích đề cao tính giản dị và gần gũi nên bình cắm sử dụng trong 2 phong cách trên cũng được thiết kế mang tính dân dã. Những chiếc bình cắm hoa dạng này có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trong dân chúng, nó mang tính phổ thông cũng giống như phong cách cắm hoa Shoka và Jiyuka.
Theo quan niệm của người Nhật những gì đơn giản thường dễ gần và có sức lan tỏa. Trong Ikebana, điều đó cũng được phát huy mạnh mẽ. Gần đây, một số nghệ nhân Ikebana đã tận dụng cả những đồ vật bị vứt đi để làm bình cắm hoa. Đó có thể là chiếc bình gốm sứt miệng do sử dụng lâu ngày, hay một chiếc bình gốm khác mà phân nửa thân bình đã bị vỡ không còn dùng vào việc gì được….
Sự phát triển lên đến đỉnh cao của nghệ thuật cắm hoa Ikebana có thể được lý giải bởi tình yêu của người Nhật đối với thiên nhiên. Vẻ đẹp của thiên nhiên được mọi người ở khắp mọi nơi yêu thích nhưng ở Nhật, người ta thật sự nâng niu, và hiểu rõ giá trị của nó. Ngày nay, Ikebana trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản và rất được nhiều người quan tâm. Trường dạy nghệ thuật cắm hoa Ikebana đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới.
(st)
Subscribe to:
Posts (Atom)