Friday, October 21, 2011

Hot boy nổi loạn, bộ mặt đích thực của tình yêu và định kiến tàn nhẫn của xã hội

Sưu tầm từ bài viết của Mộc Hân blog.yume.vn

Nếu hỏi, tôi sẽ chấm bao nhiêu điểm cho Hot boy nổi loạn và câu chuyện về thằng Cười, cô gái điếm và con vịt, tôi sẽ rất đắn đo! Đắn đo không phải vì cân nhắc giữa ưu và khuyết của bộ phim, mà chỉ bởi đơn giản đây không phải là một bộ phim có thể đem ra đánh giá bằng những con số vô hồn từ 1 đến 10.





Bạn tìm kiếm điều gì khi đến rạp mua vé xem bộ phim này? Những trận cười, những giọt nước mắt, sự cảm thông, cái nhìn giễu cợt, cảnh nóng hay chỉ vì tò mò? Dù bạn đến rạp vì bất cứ lý do gì đi nữa, thì bạn cũng đã vô tình đóng trọn một vai trong rạp chiếu phim rồi, vai của bạn chính là “Xã Hội”.

Chưa có bộ phim Việt nào khiến tôi phải ngổn ngang trăm mối như bộ phim này. Ở những bộ phim khác, dù thành công hay thất bại, dù hay hay dở, thương mại hay không thương mại, bạn vẫn có thể xác định rõ ràng ranh giới giữa màn ảnh và đời thực! Còn khi đến với “Hot boy nổi loạn và câu chuyện về thằng Cười, cô gái điếm và con vịt”, nếu bạn đủ tinh ý để cảm nhận không khí xung quanh, bạn sẽ thấy phim không còn là phim, mà đích xác là đang diễn ra ngay trước mắt bạn, với những con người bằng xương bằng thịt. Đừng quên vai trò của những người ngồi xem phim cùng bạn trong rạp, tôi đã bảo là họ đang đóng trọn vai diễn của mình đấy thôi!

Một nhóm bạn gái trẻ tuổi, ăn mặc thanh lịch, ngoại hình sáng sủa, ngồi cười hô hố khi hai nhân vật nam chính khóc lóc thổ lộ tình cảm với nhau.

Trong khi đó, một chàng trai lặng lẽ trước màn hình, không bạn bè, không người thân, đơn độc trong rạp chiếu phim tấp nập người với người.

Một đôi tình nhân thích thú chỉ trỏ lên màn ảnh mỗi khi phim xoay đến những cảnh khoe da thịt nóng bỏng mắt.

Một bộ phận không nhỏ thốt lên những câu nói: "Thấy ghê..", "kinh tởm chưa kìa.." khi hai nam nhân vật hôn nhau, va chạm xác thịt.

Vài tiếng cười lại rộ lên khi đến cảnh ngã giá của những người hành nghề mại dâm đồng tính…

Và đâu đó, tôi có thể nghe thấy tiếng thút thít rất nhỏ của một vài bạn ngồi rải rác trong rạp! Là tiếng khóc vô hình, âm thanh mà bạn chỉ có thể nghe thấy bằng thị giác khi ánh đèn từ màn hình vô tình làm long lanh những giọt nước chảy dài trên gương mặt đầy góc cạnh của họ.

Phải nói rằng, một trong những thành công tuyệt vời nhất của bộ phim, là đã không có bất kì một phân cảnh nào diễn tả cái nhìn của những con người bình thường trước các nhân vật được xem là dị biệt. Bởi lẽ, hàng trăm khán giả trong phòng chiếu đã hoàn thành quá xuất sắc vai diễn này rồi!

Bộ phim, vô tình hay hữu ý, đã trở nên cực kì sống động, ngay trong phòng chiếu đông đúc những bạn trẻ thậm chí còn không biết rằng mình đang hóa thân vào một vai diễn rất quan trọng trong phim!

Và vai diễn mang tên “Xã Hội” của chính những người đi xem phim đã khiến cho tôi phải khóc nhiều hơn, đau nhiều hơn!

Khi mà xã hội vẫn còn đó quá nhiều con người dám cười thẳng vào tình yêu chân chính chỉ vì hai người yêu nhau là đồng tính, cười trên màn ngã giá, đốt phông lông của một cô gái đứng đường, thì thành công của bộ phim, doanh thu của bộ phim, rốt cuộc sẽ là đáng mừng hay đáng lo?

Tôi sẽ không bàn đến nội dung phim ở đây, vì có lẽ chỉ chính bạn mới biết mình sẽ tìm được gì từ bộ phim. Một cái kết dang dở, khán giả thì kẻ cười, người khóc, phần đông xem xong lại đứng bật dậy than vãn: “Kết thúc vô duyên quá vậy!”, khiến tôi vừa mừng mà cũng vừa buồn thay cho đạo diễn Vũ Ngọc Đãng!

Mừng vì, anh đã thực sự bỏ rất nhiều tâm huyết để làm phim, thực sự có một cái nhìn vừa chân thực, vừa cảm thông, vừa tiến bộ và mang tính thời đại với những con người vốn được xem là dị biệt, là lệch lạc. Ở một chừng mực nào đó, anh đã xóa đi định kiến trong tâm khảm của một số người trước những vấn đề xã hội nhức nhối, tạo niềm tin và hi vọng cho chính những người thuộc thế giới thứ ba, và quan trọng nhất, đã thành công trong việc làm ấm lòng những trái tim bị xã hội tổn thương của những con người bị gán hai chữ “dị biệt” vào số phận.

Nhưng, mặt khác, khi mà tiếng cười trong rạp lấn át hẳn tiếng khóc, thì xem ra, đó đã là một thất bại. Thất bại hiển nhiên không thuộc về nhà sản xuất phim, mà thuộc về nhận thức của giới trẻ hiện nay, vô hình trung khiến cho không khí rạp phim trở nên kệch cỡm, ảnh hưởng không ít đến thông điệp nhân văn của bộ phim.





Câu chuyện về văn hóa ứng xử

Những bạn trẻ đã vô tư cười đùa khi xem phim, vô tư giễu cợt trước tình cảm chân thành của hai nhân vật nam chính trong phim, có lẽ đã quá ngây thơ, hoặc vô tâm, khi không nhận ra rằng, những người khát khao yêu thương như trên màn ảnh kia lại đang hiện diện xung quanh các bạn. Một nụ cười của các bạn, chứng tỏ các bạn đã không tiếc tiền khi mua vé xem phim, một nụ cười của các bạn, chứng tỏ các bạn vẫn còn cảm xúc, nhưng cũng chính nụ cười của các bạn, đã dập tắt hi vọng của những người đồng tính đang lặng lẽ ngồi trong rạp (niềm hi vọng mà Vũ Ngọc Đãng và dàn diễn viên đã cố gắng lắm mới có thể truyền tải thông qua bộ phim của họ). Các bạn cười và cảm thấy sảng khoái, nhưng người tìm thấy tiếng nói chung với thông điệp của bộ phim lại cảm thấy như bị các bạn tát vào mặt vậy. Thế nên, tôi thành thật khuyên những ai đến rạp chỉ vì tò mò, chỉ vì cảnh nóng, chỉ vì cái mác “cấm trẻ em dưới 16”, các bạn xin đừng vào rạp làm gì, kẻo lại tổn thương đến những khán giả chân chính khác, phá hỏng mục đích cao đẹp của bộ phim. Nếu các bạn không đến để tìm sự cảm thông, không đến vì muốn nhìn nhận nghiêm túc về nạn mại dâm nam và nữ đang diễn ra trong lòng Sài Gòn nhộn nhịp, thì có lẽ bạn sẽ chẳng nhận được bất cứ điều gì khác bạn mong đợi từ bộ phim đâu! Hãy cứ ở nhà, search cảnh nóng mà xem một mình đi, đừng làm tổn thương đến người khác nữa, đừng làm mất giá trị văn hóa của rạp chiếu phim nữa, các bạn nhé!



Thursday, October 20, 2011

16 cuộc gọi nhỡ và sự ra đi của người vợ

Mỗi lần được bạn bè, họ hàng giới thiệu bạn gái, anh lại đây đẩy chối từ. Anh đã góa vợ 7 năm nay nhưng chưa bao giờ người ta thấy anh nói đến chuyện sẽ đi bước nữa. Dường như nỗi đau từ cái chết của vợ vẫn chưa thôi rỉ máu trong trái tim anh. Ngày vợ mất, anh như hóa điên. Anh tự đổ lỗi cho mình trước cái chết của chị và có lẽ sẽ không bao giờ có thể tha thứ cho bản thân.

Vợ anh mất bởi một vụ tai nạn giao thông, khi anh vẫn đang mê mải say sưa bên bàn nhậu với bạn hữu.

Vợ anh mất bởi một vụ tai nạn giao thông, khi anh vẫn đang mê mải say sưa bên bàn nhậu với bạn hữu. Anh không gây ra cái chết cho chị, đó là một tai nạn mà không ai ngờ tới nhưng anh không bao giờ có thể chấp nhận được việc mình đã không có mặt bên vợ trong những phút cuối cùng của cuộc đời chị, khi mà chị cần anh nhất. Anh vẫn còn nhớ như in cái đêm định mệnh ấy.

7 năm qua, chưa một đêm nào anh ngủ ngon giấc. Cứ nhắm mắt lại là từng chi tiết lại hiện lên trong đầu anh, rõ mồn một. Anh như thể đã sống lại đêm đó, rất nhiều lần, nhưng anh chẳng thể làm gì để thay đổi mọi việc, anh không thể làm vợ mình sống lại. Mỗi ngày qua đi là một ngày lương tâm anh bị dằn vặt, cắn rứt. Anh mắc kẹt trong nỗi đau của quá khứ mà không sao thoát ra được.

Người chồng mắc kẹt trong quá khứ

Thỉnh thoảng anh lại lấy ảnh chị ra ngắm nhìn, anh ngắm chị nhiều tới nỗi bức ảnh bạc cả màu. Trong ảnh, chị vẫn cười thật tươi, thật hiền từ. Rồi anh lại tự hỏi: “Ở trên trời, chị vui hay buồn? Chị có tha thứ cho anh không?” Nhưng anh thì không thể tha thứ cho mình. Từ ngày chị mất, anh không hề thay đổi bất cứ một vật dụng gì trong nhà, bởi mỗi đồ vật đều nhắc anh nhớ tới chị, như thể chị vẫn còn đâu đây. Và như thế, những ngày hạnh phúc của anh chị dường như vẫn còn rất mới.
 
Anh cứ tự ru ngủ mình trong một quá khứ mơ hồ để níu kéo hình bóng của chị. Chị là mối tình đầu của anh. Anh chị yêu nhau từ thời còn ngồi trên ghế phổ thông. Tình yêu của họ đã trải qua đủ mọi cung bậc của cảm xúc, cả ngọt ngào lẫn đắng cay. Chị đã chờ đợi anh đến khi anh tốt nghiệp Đại học, có việc làm ổn định rồi mới tiến tới hôn nhân. Dù tình yêu đã trải qua rất nhiều thử thách, những tưởng rằng đã đến lúc chín muồi, nhưng hôn nhân lại là một chuyện hoàn toàn khác.
 
Những ngày đầu mới cưới, cũng như bao đôi uyên ương trẻ khác, đời sống của đôi vợ chồng trẻ rất mặn nồng, thắm thiết. Nhưng rồi, như một câu nói hài hước nhưng đầy triết lý: “Tình yêu là ánh sao trên trời, còn hôn nhân là cái hố mà khi mải ngắm sao người ta sa chân vào”, cuộc sống lứa đôi bắt đầu nảy sinh bao điều phiền nhiễu, rắc rối.
 
Hồi ấy, dù mới ra trường nhưng anh đã có một công việc khá tốt với mức lương mà nhiều người phải mơ ước. Anh thừa sức để lo cho gia đình một cuộc sống sung túc, đủ đầy. Bởi vậy mà anh đề nghị chị bỏ công việc kế toán với mức lương bèo bọt để ở nhà nghỉ ngơi, có nhiều thời gian chăm sóc cho gia đình. Vợ anh vốn là người quảng giao, chị không muốn nghỉ việc, nhưng để chiều lòng chồng, chị vẫn gật đầu đồng ý.
 
Bốn bức tường và công việc nội trợ ngày nào cũng như ngày nào nhanh chóng khiến chị thấy nhàm chán. Cả ngày, chị chẳng có thú vui gì khác ngoài việc ngóng chồng về. Anh trở thành mối quan tâm duy nhất của chị.
 
Nhưng chị lại không phải mối quan tâm duy nhất của anh. Ngoài vợ ra, anh còn bao nhiêu chuyện khác phải lo nghĩ. Anh còn công việc, còn sự nghiệp, còn bước đường thăng tiến. Anh không thể lúc nào cũng về nhà đúng giờ và không tỏ ra mỏi mệt. Anh không thể tối nào cũng ăn những bữa cơm chị nấu. Anh còn phải giao lưu, nhậu nhẹt với bạn bè, tiếp khách với cấp trên… Nhưng vợ anh thì không thể thông cảm điều ấy. Chị yêu và lo lắng cho anh rất nhiều. Chị sợ rằng anh uống rồi say xỉn, tự đi xe sẽ rất nguy hiểm. Chị sợ rượu bia nhiều sẽ làm hại sức khỏe của anh.
 
Bởi vậy mà mỗi khi anh về muộn, chị lại liên tục gọi điện hỏi han, nhắc nhở. Có nhiều lần, chị còn tới tận nơi anh đang uống rượu để chờ đưa anh về. Chị không ồn ào, chỉ nhẫn nại và kiên trì quan tâm anh, nhưng với anh, đó là cả một sự nhiễu nhương. Anh khó chịu vì sự chăm lo thái quá của vợ. Anh xấu hổ với bạn hữu khi được vợ đưa về. Những cuộc điện thoại của chị là sự quấy rối đối với anh. Anh cảm thấy mình mất tự do vì bị vợ “quản lý”. Giữa hai vợ chồng bắt đầu nảy ra những cuộc cãi cọ.

Cả cuộc đời này, có lẽ anh sẽ chẳng bao giờ tha thứ được cho bản thân.

Anh chị cãi nhau ngày càng nhiều hơn. Chị giận dỗi, còn anh vẫn nhậu nhẹt như cũ. Dù biết rằng động cơ của vợ chỉ là tình yêu với mình, nhưng anh vẫn không thể gạt khỏi đầu những nỗi bực tức, khó chịu. Chán nản cảnh chồng vợ lạnh nhạt, anh càng đi nhiều hơn, mải miết hơn với những cuộc bia rượu. Anh biết rằng mỗi khi trở về, chờ đón anh sẽ là bộ mặt nhăn nhó và những lời nhiếc móc của vợ, dù rằng sau đó chị có chăm sóc anh chu đáo thế nào đi nữa, nhưng thái độ của chị vẫn luôn khiến anh cảm thấy nặng nề.

Anh chỉ ước gì chị niềm nở chào đón anh, nói với anh những lời yêu thương ngọt ngào, dịu dàng và trừu mến với anh như trước đây, nhưng chị đã không làm thế. Chị đã không hiểu được nỗi lòng của anh, cũng như anh đã không thấu hiểu cho chị. Khoảng cách giữa hai người cứ dần giãn ra trong khi tình yêu vẫn còn sâu đậm. Không ai cố gắng để nói với ai, họ chỉ âm thầm đau khổ.

Nỗi ám ảnh không bao giờ nguôi

Rồi vào cái đêm định mệnh ấy, anh ngồi nhậu với bạn như bao lần khác. Càng về khuya, cuộc rượu càng vào hồi rôm rả. Khi rượu đã ngà ngà, những người đàn ông mới nói đủ thứ trên trời, dưới bể, và chuyện gì cũng thật hấp dẫn, hay ho và có duyên cả, bởi vậy, dù đồng hồ đã điểm sang ngày hôm sau, nhưng vẫn chẳng ai muốn bỏ cuộc vui.
 
Và cũng như bao lần khác, máy điện thoại của anh rung lên bần bật bởi những cuộc điện thoại của vợ. Anh biết, nếu nhấc máy lên, như bao lần khác, anh sẽ nghe ở đầu dây bên kia những lời thúc giục, ca cẩm đến sốt ruột của chị. Bởi vậy, anh nhăn nhó chuyển máy sang chế độ im lặng rồi nhanh chóng đút lại chiếc điện thoại vào chỗ quen thuộc của nó trong túi quần. Anh vẫn say sưa nhậu tiếp với bạn, quyết không để những lời phàn nàn của vợ làm cuộc vui đứt quãng. Nhưng điện thoại không ngừng rung khiến cho anh cáu kỉnh, bực tức, lầm rầm chửi rủa, anh tắt máy. Thế là yên chuyện! Cuộc nhậu lại vào hồi say sưa, vui vẻ.
 
Nhưng ở đầu dây bên kia, vợ anh đang cố gọi cho anh bằng chút sức lực cuối cùng. Đứng trước ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, trong đầu chị chỉ có hình bóng của anh. Ước nguyện của chị chỉ là được nhìn thấy anh trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, được nói với anh một lời yêu thương cuối. Nhưng anh đã không bắt máy. Đáp lại chị chỉ có những tiếng tút dài vô cảm đến vô tận. Chị đã không gặp được anh. Chị đã đối diện với cái chết bằng sự cô đơn đến cùng cực. Chị đã ra đi vĩnh viễn.
 
Còn anh, sau cuộc nhậu trở về, anh đã say xỉn tới mức lăn ra ngủ khi vừa bước chân về tới nhà. Anh không còn đủ tỉnh táo để nhận ra sự vắng mặt của vợ. Nhưng giấc ngủ của anh nhanh chóng bị đánh thức bởi những tiếng gọi thất thanh của mẹ. Mẹ anh với vẻ mặt thất thần, đôi mắt sưng húp nhòa nước báo cho anh cái tin dữ: vợ anh đã mất vì một vụ tai nạn giao thông. Cái tin vợ chết như một gáo nước buốt giá dội thẳng vào anh, làm tan hết hơi rượu. Anh sực tỉnh, hoảng hốt lao đi tìm vợ. Nhưng khi anh đến thì đã quá muộn. Chị nằm đó, hai mắt nhắm nghiền, toàn thân lạnh toát, sự sống đã rời bỏ chị, và anh tưởng rằng nó cũng đang rời bỏ anh.
 
Người ta kể lại rằng chị bị một tay tài xế ngủ gật đâm phải khi một mình ra đường giữa đêm. Anh quặn lòng khi biết khi ấy chị đang đi tìm anh. Thứ cuối cùng của chị người ta đưa cho anh là chiếc điện thoại xây xát. Họ bảo rằng khi xe cấp cứu đến, chị vẫn còn khá tỉnh táo, chị giữ chặt điện thoại trong tay và liên tục gọi, gọi đến khi chị ngất lịm và rơi vào hôn mê. Anh run rẩy cầm chiếc điện thoại của vợ, thấy trong đó có 16 cuộc gọi đến máy của anh và một tin nhắn còn chưa kịp gửi. Chị đã viết, vẻn vẹn rằng: “Em xin lỗi vì tất cả. Yêu anh”.
 
Chỉ vài chữ ấy thôi nhưng là tất cả sức lực còn lại của chị, anh biết điều ấy. 16 cuộc điện thoại của vợ, anh đã lạnh lùng không nghe một cuộc nào vì nghĩ rằng đó là chuyện nhảm nhí. Giờ đây, khi đứng trước di ảnh của chị, anh đau tới mức không thể rơi nổi nước mắt. Cả cuộc đời này, có lẽ anh sẽ chẳng bao giờ tha thứ được cho bản thân.
 
(Theo PNToday)

Monday, October 10, 2011

Cụ bà bán rau



5' phút đọc và cả cuộc đời suy nghĩ
-------------------------...---------

Ăn rau không chú ơi?

Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.

- Ăn hộ tôi mớ rau...!

Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" - cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.

- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.

- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!

Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.

Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:

- Rau này bà bán bao nhiêu?

- Hai nghìn một mớ - Bà cụ mừng rỡ.

Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.

- Sao chú mua nhiều thế?

- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!

Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.

Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ...

-Nghỉ thế đủ rồi đấy!

Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.

Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.

Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.

Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.

Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:

- Bà bán rau chết rồi.

- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? - chị bán nước khẽ hỏi.

- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.

- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.

Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.

Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia. Gã không ngờ...!



[cú]---st---