Monday, October 25, 2010

Củi đậu nấu đậu

http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/69959/72ED8F12626D436A97D280431AF2D69B.jpg


   Đời Tam Quốc (220-264), Tào Thực tự Tử Kiến là con thứ ba của Tào Tháo, vốn có tài làm thơ hay, được tiếng là đệ nhất thi nhân đời Tần-Hán nhưng có tính phóng túng. Tào Tháo thương lắm nhưng không thể truyền ngôi cho một chàng giàu tâm hồn nghệ sĩ ấy được.
    Tháo chết, truyền ngôi cho con cả là Tào Phi. Thực bản tính ngông nghênh bất phục, có ý chống lại ông vua anh. Phi giận lắm, truyền người bắt Thực đến định làm tội. Nhưng vì yêu tài Thực nên Phi bảo:
    - Ta với mày tuy tình anh em nhưng nghĩa vua tôi, sao dám cậy tài miệt lễ? Ngày tiên quân còn, mày thường đem văn chương khoe giỏi lòe đời. Ta rất nghi, có lẽ mày nhờ người khác làm giúp. Vậy giờ đây ta ra hạn: đi bảy bước phải làm xong một bài thơ. Nếu làm được thì tha tội chết; bằng không xong, ta quyết chẳng dung.
    Thực nói:
    - Xin ra đề cho.
    Trên điện sẵn có treo bức tranh thủy mặc, vẽ hai con trâu chém nhau bên bức tường đất. Một con rơi xuống giếng chết. Tào Phi trỏ vào bức tranh, bảo:
    - Hãy lấy bức họa kia làm đề. Nhưng trong thơ cấm phạm vào những chữ "Ngưu", "Đẩu", "Tường", "Trụy", "Tỉnh", "Tử" (Trâu, chọi, tường, rơi, giếng, chết).
    Thực đi khoan thai. Vừa hết bảy bước, liền cất tiếng ngâm:
        Hai tấm thân đi đường,
        Trên đầu bốn khúc xương.
        Gặp nhau tựa sườn núi.
        Bỗng đâu nổi chiến trường.
        Đôi bên đua sức mạnh,
        Một địch lăn xuống hang.
        Đâu phải thua kém sức,
        Chẳng qua sự lỡ làng.
    Nguyên văn:
        Lưỡng nhục tề đạo hành,
        Đầu thượng đới ao cốt.
        Tương ngô do sơn hạ,
        Huất khởi tương đường đột.
        Nhị địch bất câu cương,
        Nhất nhục ngọa thổ quật.
        Phi thị lực bất hư,
        Thịnh khí bất tiết tất.
    Tào Phi cùng tất cả quần thần đều giựt mình, nức nở khen. Phi lại hỏi:
    - Bảy bước thành thơ, ta còn cho là nhàm. Mày có thể ứng khẩu đọc ngay một bài được chăng?
    Thực đáp:
    - Xin ra đề cho.
    Phi nói:
    - Ta với mày là anh em. Cứ lấy câu đó làm đầu đề. Nhưng cấm dùng hai chữ "Huynh", "Đệ".
    Thực chẳng cần nghĩ ngợi một giây, ứng khẩu đọc ngay:
        Củi đậu đun hột đậu
        Đậu trong nồi khóc kêu:
        Cùng sinh trong một gốc,
        Bức nhau chi đến điều.
    Nguyên văn:
        Chữ đậu nhiên đậu cơ,
        Đậu tại phẩu trung khấp.
        Bản thị đồng căn sinh,
        Tương tiễn hà thái cấp.
    Phi nghe cảm động, sa nước mắt, liền tha cho, nhưng giáng Tào Thực làm An Hương Hầu.
    Ở Việt Nam trong thời Tây Sơn (1771-1802), hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ xuýt đánh nhau để tranh quyền. Nguyễn Nhạc yếu thế, phải khóc nói với em:
    - Bì oa chữ nhục, đệ tâm hà nhẫn?
    Nghĩa là: nồi da nấu thịt, lòng em sao nỡ? Nên Nguyễn Huệ cảm động rồi cả hai hòa nhau.
    Ở tỉnh Bình Định, mỗi khi người ta đi săn được hươu nai gì thì lột da ra làm nồi mà nấu thịt. Do đó ca dao Bình Định có câu:
    Da nai mà nấu thịt nai,
    Việc đời như thế không ai động lòng.
    Thịt nai mà chín bên trong,
    Da nai cũng cháy còn mong nỗi gì!
    Cảm động lời nói của Nguyễn Nhạc, người Bình Định đem lời đó diễn bằng câu ca dao:
    Lỗi lầm anh vẫn là anh,
    Nồi da xáo thịt sao đành hỡi em?
    Đời nhà Nguyễn (1802-1945) vua Tự Đức giết anh là Hồng Bảo để củng cố địa vị ngai vàng của mình. Một hôm, trong một buổi chầu, nhà vua vô ý để răng cắn nhằm lưỡi mới khiến quần thần làm bài thơ chơi, nhưng trong thơ cấm dùng tiếng "Răng", "Lưỡi".
    Đây là bài thơ của cụ Nguyễn Hàm Ninh:
        Ngã sinh chi sơ nhữ vị sinh,
        Nhữ sinh chi hậu ngã vi huynh.
        Bất tư cộng hưởng trân cam vị;
        Hà nhẫn tương vong cốt nhục tình.
    Tạm dịch:
        Thuở tớ sinh ra, mày chửa sinh,
        Mày sinh sau tớ, tớ là anh.
        Ngọt bùi chẳng nghĩ cùng nhau hưởng,
        Xương thịt đành tâm nỡ dứt tình.
    Nhà vua khen hay, thưởng một chữ một nén vàng; nhưng vì cho bài có ý "móc", nên bắt phạt mỗi chữ đánh một roi.
    "Củi đậu đun hột đậu", "Nồi da xáo thịt", "Răng cắn lưỡi" thành ngữ điển tích này đều có một ý nghĩa như nhau.

Next...

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A0/25/A6/bao2.jpg

Cuối tháng 10, sắp qua tháng 11 rồi cuối năm... Ngày này năm ngoái như 1 cọng cỏ nhỏ xíu, gió thổi lay lay. Ngày này năm nay cứng cáp hơn 1 chút, năng động hơn 1 chút và lớn thêm 1 chút.

Ngày mai, năm sau, tuối mới, năm mới, tích tụ mới, trải nghiệm mới...Lớn thêm nhiều chút.

Next!

Thursday, October 14, 2010

Đàn ông và suy nghĩ tình yêu qua các tuổi.

Đàn ông mong muốn gì trong quan hệ với người yêu và người vợ? Bài viết của nhà tâm lý học người Nga Natalia Tolstai sẽ cho bạn biết những bí mật đó.
Nhà tâm lý học Natalia Tolstai đã làm bảng câu hỏi với 300 người đàn ông, từ các cuộc khảo sát qua mạng, các cuộc trò chuyện với những đối tượng gặp tình cờ, bạn bè, đồng nghiệp,  người thân và rút ra những kết luận sau:

Từ 16 đến 25 tuổi: dao động giữa những "tình yêu quả lắc"
Bắt đầu các quan hệ yêu đương vào lứa tuổi này (lứa tuổi của những bồng bột trai trẻ), hầu như nhiều chàng trai không muốn có quan hệ đặc biệt với riêng cô gái nào. Họ muốn có những mối quan hệ hoàn toàn khác nhau. Nhưng luôn có một người phụ nữ “căn bản” sẽ phải dạy anh ta cách sống. Vào khoảng thời gian này, khi mà ngay cả loại nước hoa rẻ tiền cũng khiến họ cảm thấy thật lãng mạn và thơ mộng, thì sự đụng chạm với bất kỳ cô gái nào cũng khiến họ rung động (giới tính) và mơ tưởng suốt đêm ngày.


Trong lứa tuổi này, họ vẫn còn mơ nhiều đến những tình yêu lãng mạn và trong trắng, kiểu như những cuộc dạo chơi dưới ánh trăng. Nhưng họ cũng có thể xao lãng những cuộc hẹn này bởi bất kỳ lời rủ rê của bạn bè như chơi bóng hay cờ tướng.
Các chàng trai trong độ tuổi này còn tin vào những tình yêu "mất trí", những tình yêu vĩnh cửu và họ có thể nói điều đó 100 lần một ngày với những cô gái họ yêu. Tuy vậy, sự chung thủy là điều khá khó khăn với các chàng trai 18 tuổi, bởi họ còn tò mò về tất cả mọi điều liên quan đến phụ nữ. Họ không thích bị chất vấn nhiều, họ thích được làm một người bí hiểm. Nhiều chàng trai không thích các cô gái nhắc đến mẹ của anh ta hay mẹ cô ta, họ chỉ thích chia sẻ những điều thích thú và đam mê.
Người đàn bà mà họ yêu thường xuất hiện rất bất ngờ - như là được ông trời gửi đến– và họ làm các chàng trai mất phương hướng. Khi ấy, họ hình dung cô gái của mình như một nữ thần, một điều thiêng liêng… Nhưng điều đó chỉ diễn ra khi chàng trai chưa quen với cô gái, sau đó cô gái sẽ làm cho anh ta cảm thấy không thoải mài, thậm chí bực bội.
Chàng trai sẽ đối xử với cô gái của mình như một công chúa hoặc một đối tượng để anh ta thể hiện những mong muốn và yêu cầu của mình, giúp anh ta hình dung ra sức mạnh đàn ông của mình. Chàng trai sẽ chứng minh sức mạnh ấy với chính mình và với cô gái, đo lường vai trò kẻ chinh phục, kẻ đi săn hoặc một người chủ gia đình ân cần, một kẻ ma mãnh, người cha… Phần lớn những người đàn ông trong độ tuổi này không chờ đợi gì mấy ở các mối quan hệ. Họ chơi bời, nhưng lại mong muốn sự chung thủy. Đôi khi họ rất thô lỗ cục cằn, chỉ muốn làm những gì mình thích. Lứa tuổi của "những tình yêu quả lắc" này khiến họ có thể chao đảo giữa những cô gái hoàn toàn khác nhau.
25 đến 30 tuồi: thời điểm của những quan hệ nghiêm túc và làm tổ
Vào tuổi 25, mọi việc đã trở nên nghiêm túc. Những lời kiểu như “Xin lỗi và vĩnh biệt” đã có ý nghĩa nhiều hơn. Họ mong muốn một đời sống tình dục thực sự, những sự tưởng tượng của họ về quan hệ đặc biệt này với phái nữ làm cho cơ thể của họ trưởng thành hơn. Thế nhưng khác với tuổi 18, sự gần gũi với người phụ nữ đầu tiên không còn chỉ là sự tò mò, thích thú mà nó đã được đặt nền móng của sự hiểu biết và cảm xúc.

Nhiều người đàn ông mong muốn xây dựng gia đình trong độ tuổi này, sinh con cái và chăm sóc những người thân yêu của mình. Trong nhiều năm sau đó, nhiều người trong số họ chỉ "biết" duy nhất vợ mình, họ chăm chút vợ, xây dựng tổ ấm và coi đó là một hình mẫu thành công trong cuộc sống.
30 đến 35 tuổi: bắt đầu mệt mỏi vì buồn chán
Khi bước qua tuổi 30, đa số những người đàn ông đã cảm thấy gia đình có gì đó buồn chán và tẻ nhạt. Không ít trong số họ bắt đầu ham muốn "khám phá" một ai đó khác. Thông thường ít người đàn ông nào muốn ly hôn với vợ mình, họ chỉ muốn có những tình nhân là ...vợ người khác .Với họ, đó là một phương án ít nguy hiểm nhất. Dù vậy, họ vẫn luôn mong muốn vợ mình phải chung thủy, đảm đang nội trợ, tin tưởng một cách mù quáng và điếc đặc về chồng mình…
Ở độ tuổi 30 đến 35, đàn ông thường hy vọng vợ của anh ta phải nhận thức được rằng: khuất phục anh ta hay bỏ đi – đó là phương án cuối cùng. Họ mơ ước vợ mình phải tự hiểu một điều: khi càng cho anh ta tự do thì họ càng ràng buộc được anh ta nhiều hơn. Chuyện tình dục giữa hai vợ chồng chỉ còn là tình dục theo thói quen. Thỉnh thoảng, những người đàn ông cũng nghi ngờ vợ mình đang có ai đó, nhưng để tìm hiểu thực hư thì họ luôn chần chừ.
Không phải không có những người đàn ông ở độ tuổi này làm việc “ăn bánh trả tiền” vì tò mò hay lôi cuốn, nhưng họ rất mau chóng chán ngán chuyện đó. Họ có thể có những cô gái chân dài với cái đầu rỗng tuếch một thời gian, nhưng sau đó, họ thấy cần vợ mình hơn. Họ luôn luôn lo sợ gia đình tan vỡ, dù vẫn thích phiêu lưu tự do chút chút.
35 đến 45 tuổi : Cảm giác độc thân lần thứ hai
Họ tìm kiếm và mong muốn những tình cảm "thêm nếm". Họ muốn tìm thấy trong những mối quan hệ ngoài luồng những khám phá mới mẻ, những điều kỳ diệu, tuổi thanh xuân... Loanh quanh trong sự ham muốn và phân vân, họ chỉ mong kéo dài tình trạng êm ấm giả tạo ấy càng lâu càng tốt.
Ở độ tuổi này, nhiều người trở lại "cảm giác độc thân" lần thứ hai và nó trở thành giai đoạn của những nhu cầu cũ. Nhiều người đàn ông ước mong được hiểu biết và nhận được những quan tâm chăm sóc của một người mẹ, và họ cảm nhận chúng theo một cách mới. Điều ấy khiến nhiều người đàn ông trong lứa tuổi này trở thành một người trò chuyện rất dễ chịu. Anh ta luôn mong chờ người phụ nữ của mình sẽ phải thán phục, thần tượng và tôn thờ mình, để những thành công của anh ta trở nên tuyệt vời hơn. Không làm những gì mà mình không muốn – với anh ta đó chính là tự do. Anh ta mong muốn những mối quan hệ dựa trên nền tảng của sự cuốn hút nhau từ trái tim và cảm giác ngây ngất…
Trong độ tuổi này, đàn ông hy vọng người phụ nữ của anh ta phải rất giản dị và đừng có yêu cầu đòi hỏi. Họ muốn cùng người bạn đời thỉnh thoảng thay đổi cách sống. Họ hoàn toàn không phản đối nếu mối quan hệ có thể bớt sự sôi nổi, hoan lạc, thay vào đó sự hòa hợp và yên bình. Niềm hy vọng lớn nhất của họ là thấy ở vợ mình những nét đẹp nhất của một người mẹ, của tất cả những người phụ nữ đã qua và những điều họ còn thiếu thốn từ quá khứ. Họ mong muốn những người vợ không đòi hỏi, không làm áp lực và không nuối tiếc chuyện này chuyện kia. Người đàn ông tuổi này mong muốn có một người bạn gái thực sự cộng với những quan hệ "gần gũi" yên bình.
Từ 45 đến 55 tuổi: Kẻ săn tìm…
Bước vào tuổi 45, người đàn ông đã trở nên thông thái hơn, họ muốn một cuộc sống bình dị, họ biết ơn vợ mình vì những gì cô ấy làm cho gia đình và hầu như không chống đối lại việc vợ lãnh đạo trong nhà. Sau gần 50 năm sôi nổi, ở người đàn ông bắt đầu xuất hiện những nỗi lo lắng về sức mạnh đàn ông và những hoài nghi thất vọng đầu tiên xuất hiện. Họ không còn muốn đến với những cô gái qua đường, còn quan hệ ngoài vợ chồng với những người bình thường thì họ… sợ hãi!
Theo một quy luật lạ kỳ, bỗng nhiên trong cuộc sống sẽ xuất hiện những người phụ nữ thấu hiểu họ, người một lần nữa biến họ trở thành đàn ông. Tuy vậy, những người đàn ông này thường không "kén cá chọn canh" nhiều nữa – những người đẹp hay không đẹp đều khiến anh ta quan tâm, bởi anh ta nhìn thấy rằng thời gian đang trôi đi…
Những người đàn ông khi đang ngoại tình thường cũng có suy nghĩ: Liệu vợ anh ta có đang quan hệ với một ai hay không? Họ tự trấn an mình rằng vợ mình không thể, cô ấy quá bận rộn với con cháu và họ yên tâm tiếp tục những cuộc “dã ngoại” của mình.
Nhiều người ly hôn trong độ tuổi này và sau đó hiểu ra rằng đáng ra họ nên chịu đựng và chung sống còn hơn là chia tay và mất hết… Không phải là mất tình yêu, mà là sự sung sướng vật chất và những "hòn đảo tự do dễ chịu" mà họ có thể đạt được trong vòng bình yên của gia đình. Nhiều người trong số họ không tìm thấy hạnh phúc mới, họ nuối tiếc cuộc sống cũ mà họ từng căm ghét .
Cùng với năm tháng, họ trở nên no đủ và dễ thỏa hiệp với nhiều điều. Người đàn ông biết lắng nghe, hiểu một vài khiếm khuyết của vợ và học cách bỏ qua chúng. Người vợ trở thành người bạn, người trò chuyện tâm tình.
Sau 55 tuổi…
Ở tuổi này, ở nhiều người đàn ông xuất hiện cảm giác "xót xa" kỳ lạ cho vợ mình. Anh ta bắt đầu nghĩ: mình làm cô ấy khổ thế để làm gì? Mình keo kiệt với cô ấy để làm gì? Tại sao mình không giúp đỡ cô ấy?…
Người đàn ông thường làm ra vẻ rằng anh ta vẫn còn mong muốn một điều gì đó trong đời sống gối chăn, một điều gì đó rất lãng mạn. Nếu họ gặp được một tình yêu mới trong độ tuổi này, họ sẽ phải lòng say đắm, họ cống hiến mà không đòi hỏi. Họ ước ao hạnh phúc từ những quan tâm chăm sóc của người phụ nữ, họ thích đi xem kịch, đi nhà hàng, đi nghỉ cùng nhau và khoe khoang tình cảm đó với bạn bè. Họ cho phép người tình của mình được nhõng nhẽo, nũng nịu. Họ vui mừng nếu được chia sẻ khẩu vị âm nhạc và không có những kiểu cách nói chuyện châm chọc, mỉa mai hay chua chát…
Người đàn ông tuổi này trở lại với những ước mơ và khao khát sống khi bên cạnh anh ta có người phụ nữ yêu thương. Những người đàn ông độc thân ở lứa tuổi này sẽ hết sức hạnh phúc nếu có một đứa con và anh ta sẵn sàng đến phòng đăng ký kết hôn bởi anh ta đã quá chán đời sống độc thân.
 

Theo PNO