Friday, December 31, 2010

Mừng 2011

http://img.tamtay.vn/files/photo2/2009/6/27/14/614161/4a45c710_6d2bc2e4_digital_composite_spring_4002.jpg

Đà Nẵng, ngày 31.12.2010

Đêm ở đây lạnh đột ngột từ đêm qua. Nghe người địa phương nói hôm trước còn nóng, vậy mà sáng đã chuyển lạnh đế nứt cả môi.

Đón năm mới xa nhà... Ừ thì xa nhà.
Đón năm mới 1 mình... Ừ thì một mình.

Một năm qua, cũng đánh đổi nhiều thứ lắm. Một năm qua học được một chuyện: Đời là sự lựa chọn, và đi đôi lựa chọn là một cái giá phải trả. Và chính vì vậy, khi đã chấp nhận điều đó, bất cứ chuyện gì xảy ra, cũng đều được nhìn bằng một đôi mắt thong dong và nhẹ nhàng hơn. Mình bỗng già hơn đi nhiều tuổi, nói như ai đó nói " em đã phai hồn nhiên đi nhiều"... Ừ từ cũng phải phai đi để lớn hơn chứ sao nữa.

Năm vừa rồi vùi đầu vào công việc, ngập trong công việc, suốt ngày ai hỏi đến cũng đang làm việc, làm việc, công tác... đến nỗi mình cũng còn thấy thương mình nữa. Nhưng, như vậy, mới thấy mình tốt dần hơn... tuy là công việc cũng làm ảnh hưởng nhiều đến việc học của mình, ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân của mình, ảnh hưởng đến suy nghĩ, ảnh hưởng đến nhịp sinh học của mình...

Cầu mong, những vấn đề đang tồn tại năm nay, năm 2011 sẽ tốt hơn, cải thiện hơn, có nhiều thay đổi tích cực. Mừng 2011 trong mong ước bình an, khang thịnh !!!

Chúc tất cả những người thân, quen, sơ của mình đạt được nhiều thành công, may mắn. Yêu thương tất cả...

Tuesday, December 28, 2010

Những ngày cuối năm...

Những ngày cuối năm...

Ngày này năm ngoái mình đang đặt ra bao nhiêu dự định mới, bao nhiêu hy vọng và niềm tin phơi phới vào cái mới.. Còn bây giờ đang tổng kết và thu dọn lại những dự định, hy vọng và niềm tin đó...

Công ty đã nhận thông báo hoàn tất thủ tục với bên thuế. Bây giờ là thu dọn và gói ghém những tàn dư của ngày cũ. Chỉ còn đăng báo, đem quyết định đi nộp là chấm dứt Nam Hưng... Cũng hơi bị lâu, đến mãi giờ này, quy trình mới chấm dứt được.

Sáng nay, đi công tác Nha Trang về, thấy tất cả những đồ dùng của mình ở bên Him Lam đã đem về đây. Đem về tất cả, không sót 1 món... Một thời từng phơi phới...

Công việc đang làm nhiều quá, cảm thấy cũng hơi đuối sức quá thể... nhiều lúc cũng không có cho riêng mình được tí ti nào thấy thảnh thơi...

Cuối năm rồi, dọn dẹp, thu vén và gói ghém...

Thursday, December 2, 2010

Tấm Cám _ một góc nhìn mới

http://img72.imageshack.us/img72/2657/15ue.jpg

(Jeyson sưu tầm từ trên internet)


Bài viết sau tôi tình cờ đọc trên diễn đàn http://lichsuvn.info và được gởi lên bởi yevon. Tác giả bài viết này có yêu cầu: "BẤT CỨ AI ĐỌC TOPIC NÀY PHẢI YÊN LẶNG NGẪM KỸ NHỮNG GÌ TÔI VIẾT TRƯỚC KHI CÓ Ý KIẾN. NẾU AI CHƯA ĐỌC MÀ LẠI POST BÀI LẢM NHẢM NHỮNG GÌ TÔI ĐÃ VIẾT, TÔI MONG TÊN ĐÓ BỊ XEM LÀ SPAM". Dù đúng dù sai, dù lý luận theo cơ sở khoa học nào đi chăng nữa. Thì đây cũng là một bài viết thú vị và bổ ích dành cho những ai yêu thích văn học dân gian nước Việt ta.

Truyện Tấm Cám là 1 câu chuyện gây tranh cãi dữ dội bởi những con dân đất Việt từ hàng chục năm nay ( vì sao chỉ là hàng chục thì lát nữa sẽ biết), chung quy cũng chỉ vì xoay quanh cái ending “ấy” mà ra cả. Phe thì cho là nhân vật chính độc ác đạo đức giả blap blap gì đó ( trong The Gioi Ngoi But mới hôm qua có 1 troll như thế), Phe thì ra sức bảo vệ “ con người đáng thương bị áp bức hiện đang bước vào giai đoạn con giun xéo lắm cũng quằn.”. Nói một cách khách quan thì tôi cũng từng thuộc 1 trong 2 loại troll ấy, và mất ít nhất 3 năm cho đến khi sáng ra tất cả với những tài liệu tìm thấy được. Trong 3 năm đó, thậm chí ngay cả tôi vẫn còn lầm lẫn chẳng ít và tuyên truyền sai cũng chẳng ít.

Tôi không nghĩ bài viết này có thể dập tắt được phong trào troll, nhất là phong trào đến từ phái troll “ độc ác dã man” bởi lẽ đơn giản tôi ko nghĩ mình hơn troll ( ngó đoạn văn vừa trên), chẳng qua là may mắn biết nhiều hơn 1 chút. Demou, sự thực vẫn luôn là sự thật, như cụ luật sư wiwi của lichsuvn đã nói “ ngu ngốc là 1 vấn đề khách quan, nó ko cần biết anh biết nhiều hay biết ít.”, vì thế tôi mạn phép bỏ sức ra trình bày tất cả những tư liệu của các nhà nghiên cứu về câu chuyện cổ nổ tiếng xếp hàng kinh điển của nhân loại này.

SỰ THẬT ĐẰNG SAU TRUYỆN TẤM CÁM

I. Xuất xứ:
1.1. Gốc tích, quê quán:

Tấm không phải là tên thật của nhân vật nữ chính trong truyện. Kỳ thực, tên phổ thông nhất của cô ta là “ Tro Bếp” ( Cinderella theo tiếng Anh) , dịch sang tiếng Việt là “Lọ Lem”. Cái tên này được dùng chung tất cả các nước châu Âu. Tùy nước mà tên gọi có khác nhau đôi chút:

Pháp: Cendrillon
Ý: Cenerentola
Rumani: Cenusotca
Nga: Cernuska hay Doluska
… Tất cả cái tên đều có nghĩa chung là “ Tro Bếp”.

Còn ở các nước ngoài phạm vi châu Âu, cái tên này thay đổi nhiều hơn, không còn phụ thuộc vào ý nghĩa từ “Tro Bếp” nữa :

VN: Tấm- Cám
TQ: Diệp Hạn
Choang: Ta Gia - Ta Luân

Tày: Tua Gia - Tua Nhi
Chăm: Neang Cantoc - Neang SongAngcat/ Mu Gajaung - Mu Haloek
Campuchia: Neang Kantoc - Neang Chong Angkaat
Myanma: Bé
Xre: Gơ Liu
Hre: Ú
Thái: Ý Ưởi
Hmong: Gàu Nà

Các tên khác:
Kajong - Halek
Ko Giong – Hu Lếch.

Lưu ý 1 điều: Bạch Tuyết thuộc 1 motip truyện gần giống chứ không phải là Tro Bếp, đừng hiểu lầm.

1.2. Các phiên bản:
Thật sự là khó có thể thống kê hết đã từng có bao nhiêu phiên bản Tro Bếp trên toàn thế giới, ta chỉ có thể biết rằng mức độ phổ biến của câu chuyện này cực kỳ rộng lớn, từ đất Nga xa xôi đến VN mưa rào, xuyên qua Trung Đông sa mạc, tràn xuống cả Châu Phi nóng nực. Không đâu là không có “Tro Bếp”, hầu như không dân tộc nào là không có ít nhất một phiên bản như thế cho mình. Chỉ riêng Việt Nam thôi người ta đã tìm ra ít nhất 35 phiên bản. Theo một cuốn sách cũ mà tôi quên mất tựa đề, truyện “Tro Bếp” có tổng cộng ít nhất 200 phiên bản trên toàn thế giới ( 200 hay 2000 tui ko còn nhớ rõ, phải chi tôi tìm lại được cuốn ấy, chỉ còn nhớ tác giả hình như là Đinh Gia Khánh.). Đó là chưa tính đến những truyện được phóng tác từ motip này, ví dụ như bộ phim Lọ Lem lừng danh của Want Disney hay câu chuyện Tro Bếp của Andescen viết lại.

1.3. Tro Bếp tồn tại từ bao giờ:
Không bao giờ có thể biết. Nhưng nếu xét trên bình diện chung của truyện cổ, vốn là những truyện xuất hiện từ thế kỷ thứ 10 sau công nguyên, khi những thể loại như sử thi, thần thoại, anh hùng ca đã chìm vào dĩ vãng thì ta tạm chấp nhận Tro Bếp là một idol xuất hiện vào thế kỷ thứ 10. Bản Diệp Hạn của Trung Quốc cũng ghi nhận sự xuất hiện sớm nhất của nó là thế kỷ thứ 9, vậy là suy luận của chúng ta tạm xem là trùng khớp.

II. Những chi tiết chung trong motip truyện:
2.1. Con cá hay người mẹ?

Quý vị chắc chẳng quên được chi tiết con cá bị mần thịt nhỉ? Phiên bản Tro Bếp của ta xem con cá là hình ảnh người mẹ của Tấm. Kỳ thực, hầu hết những phiên bản motip ở riêng khu vực Đông Á mà theo hướng “ Tấm – Cám không phải là chị em ruột” thì hầu như đều viết 1 chi tiết rất quan trọng rằng: “ cái con/ thứ đó là mẹ Tro Bếp đầu thai.”. Hãy điểm sơ sơ lại list truyện Tro Bếp:

TQ: Diệp Hạn ( mẹ Diệp Hạn hóa thành cá vân mắt đỏ, bị ăn…)
Choang: Ta Gia - Ta Luân ( mẹ Ta Gia thành chim khách/ chim quạ, bị ăn thịt…)
Tày: Tua Gia - Tua Nhi ( Mẹ Tua Gia thành bò, bị ăn thịt)
Myanma: Bé ( mẹ Bé thành rùa, bị ăn thịt)
Hre: Ú ( Mẹ được vua Thủy Tề cứu hóa thành người cá)
Hmong: Gàu Nà ( mẹ Gàu Nà thành bò/ chim, bị ăn thịt.)
Thái: Ý Ưởi ( mẹ chết biến thành con cá vàng nhỏ.)

Như vậy, ta thấy rằng rất nhiều phiên bản Tấm Cám đã mô tả việc mẹ con Cám ăn thịt mẹ Tấm dưới 1 hình thức ước lệ ( mẹ Tấm đang trong lốt cái gì đó). Cái “con cá” ấy, hầu như luôn thể hiện ám chỉ “ là 1 hóa thân của 1 người thân Tấm.” chứ không đơn thuần là con vật dùng để luyện lấy Ultima weapon ( ý tôi nói là vụ chôn xương để lấy áo quần đẹp á.). Thậm chí 1 vài dị bản, Mẹ Tấm đóng thay luôn cả vai trò của ông tiên giúp Tấm cưới vua ( cái này khá ít, chỉ có thể xem là trường hợp cá biệt). Cái ý nghĩa này thường xuất hiện khi “ Tấm – Cám không phải là chị em ruột” ( bởi nếu là chị em ruột, tức mẹ Tấm còn sống, thì con cá ấy là hiện thân của kí rì đây?)

Ý nghĩa “ cái con bị ăn thịt ấy là mẹ/ cha của tôi đầu thai” theo khảo sát cho đến thời điểm hiện tại, chỉ thấy xuất hiện ở khu vực Đông Á mà thôi. Những nơi khác nó đơn giản chỉ là vật dùng để chôn xương lấy áo, với xuất xứ có khi chỉ là rất bá vơ như “ Tro Bếp đang ngồi khóc thì con cá ở đâu bơi lại”, hoặc trọng đại hơn 1 chút là “ thần hiện ra tặng cho con cá.”

2.2. Sự giúp đỡ từ thế lực siêu nhiên:

Cái này chắc tôi ko phải nói nhiều. Đơn giản là trừ vài cá biệt, mẹ/cha đã chết của Tấm ở các bản Đông Á sẽ vừa đóng vai trò “ cái con bị ăn thịt” vừa đóng luôn vai trò ông tiên, thì hầu hết các phiên bản đều giao nhiệm vụ giúp đỡ này cho 1 thế lực bất bình thường VD như Bụt ( Việt Nam), hay đạo sĩ, thần thánh, bà tiên,…

2.3. Chiếc giày hay bàn chân?

Tấm ở VN được hoàng tử/vua phát hiện qua chiếc hài thêu. Tro Bếp ở châu Âu được phát hiện qua chiếc giày pha lê/ thủy tinh. 1 số nước khác, Tro Bếp được phát hiện qua những món còn … trần tục hơn VD như …guốc gỗ. Sự phổ biến của phiên bản “ nhận biết qua thứ người ta mang dưới chân” khiến không ít người nhầm lẫn đôi giày làm thứ giúp nhà vua phát hiện ra và công nhận Tro Bếp.

Kỳ thực, nếu ta để ý, nguyên nhân Tro Bếp được phát hiện là do “ chiếc giày quá nhỏ, nhỏ đến nỗi những cô gái có đôi chân nhỏ nhất cũng vẫn còn lớn hơn đôi giày kỳ lạ đến hai lần.”. Sau này, người ta phát hiện ra một số phiên bản khẳng định điều này. VD như bản Campuchia hay một số bản khác tại những xứ không quen đi giày dép, Neang Cantoc ( Tro Bếp) được nhận ra nhờ vua trông thấy đôi bàn chân nhỏ nhắn chẳng lầm vào đâu được.

Như vậy, thứ giúp Tro Bếp được nhận ra và trở thành hoàng hậu là … đôi bàn chân nhỏ chứ không phải chiếc giày nhỏ. Sự ngộ nhận này đã tồn tại trong rất nhiều thế hệ.

2.4. Tái sinh liên tục:

Đặc điểm riêng của các bản Tro Bếp vùng Đông Á là câu chuyện chưa kết thúc sau khi Tấm thử giày mà sẽ kéo dài quan 1 lần hoạn nạn nữa với sự kiện tái sinh liên tục. Tấm sau khi chết sẽ liên tục biến thành đủ thứ cây cỏ , con vật cho đến khi nhà vua nhận ra. Lần này dĩ nhiên là dông dài và phức tạp hơn vụ thử giày hồ nửa đầu truyện.

Thống kê 1 số quá trình biến hóa của vài phiên bản tiêu biểu:
Bản Chăm của Landes: rùa – măng – chim – cây thị
Bản Chăm của Leclere: rùa – chim – măng – cây pen
Bản Việt của Vũ Ngọc Phan: chim – cây xoan – khung cửi – cây thị
Bản Việt của Landes: Chim – măng – cây thị
Bản Tày: Chim – tre – 2 quả trứng
Bản Xơ Rê: trúc – chim – cây thị
Bản Hơ Rê: chim – cà – cam
Bản Khmer: chuối – tre
Bản Myanma: Bồ câu – đu đủ
Bản Lào: quả tum
Bản Thái Lan: chim

Ta lưu ý 1 điều: hầu hết các phiên bản thì Tro Bếp có sự trùng hợp là bị biến thành chim và bị ăn thịt.

2.5. Ending của Cám:

Trừ vài bản phóng tác của Andescen hay người khác, hầu hết đều ghi nhận kết cục ko tốt đẹp gì cho Cám ( 100% là bị giết theo nhiều cách khác nhau.). cái này sẽ được đề cập ở mục III.



III. Sự Thật?

3.1. Dì ghẻ con chồng hay chị em sinh đôi?

Có lẽ ít người phát hiện ra điều này. Nhưng có ít nhất 2 kiểu OP cơ bản khác nhau, dẫn tới 2 cái ending cơ bản cũng khác nhau tương ứng.

Thường nhắc đến Tấm Cám hay Tro Bếp, ta thường nghĩ đến 1 câu chuyện về xung độ “ dì ghẻ - con chồng”, nhưng thực tế không phải như vậy. Tấm Cám có đến 2 motip cơ bản là motip “ Tấm – Cám là chị em cùng cha khác mẹ” và “ Tấm – Cám là chị em ruột sinh đôi.”, một motip khá thịnh hành ở Đông Nam Á. Điều này nghe tưởng như đùa nhưng thực sự số bản theo motip “ chị em sinh đôi” là rất lớn. Theo thống kê, ít nhất nó bao gồm:

chiếm tới 2 trong tổng số 3 bản Chăm thu thập được.
các bản Campuchia
Bản Tấm Cám VN ( bản của Landes và bản của Jeanneau)
Các bản của dân tộc ít người trong phạm vi VN.

*. Nếu theo motip “ dì ghẻ con chồng” thì diễn biến câu chuyện thường là:
- 1 thế lực siêu nhiên bảo Tro Bếp nuôi cái gì đó ( ăn được), 90% “cái gì đó” là người thân cô ta đầu thai.
- “cái gì đó” ấy sẽ bị ăn, Tro Bếp sẽ sử dụng những phần còn lại để có đồ đi dự hội và gặp gỡ “người ấy”.
- “Người ấy” đi tìm Tro Bếp, nhận ra cô nhờ chiếc giày chỉ vừa với đôi chân nhỏ.
- Tro Bếp sau khi làm vợ 1 thời gian, trở về nhà, bị mẹ con dì ghẻ giết và đánh tráo.
- Tro Bếp tái sinh liên tục.
- Tro Bếp và người ấy gặp lại nhau.
Ending:
- Mẹ con dì ghẻ bị tiêu tùng, bởi những thế lực khác nhau tùy theo phiên bản mỗi nước.

*. Nếu theo motip “ chị em sinh đôi” thì câu chuyện sẽ thu hẹp về phạm vi gia đình và mâu thuẫn 2 chị em hơn, cụ thể:
- Tấm – Cám được mẹ/cha dặn đi bắt cá, người bắt nhiều sẽ được xem là chị ( và Tấm bị Cám tráo giỏ.).
- 1 thế lực siêu nhiên bảo Tro Bếp nuôi cái gì đó ( ăn được), 90% “cái gì đó” không có can hệ máu mủ gì với người thân đã chết cả ( vì bà mẹ vẫn còn sống sờ sờ kia). “ Cái gì đó” đơn giản chỉ dùng để làm bạn và để lấy áo quần dạ hội.
- “cái gì đó” ấy sẽ bị ăn, Tro Bếp sẽ sử dụng những phần còn lại để có đồ đi dự hội và gặp gỡ “người ấy”.
- “Người ấy” đi tìm Tro Bếp, nhận ra cô nhờ chiếc giày chỉ vừa với đôi chân nhỏ.
- Tro Bếp sau khi làm vợ 1 thời gian, trở về nhà, bị mẹ và em ruột giết chết và đánh tráo, thường là theo lối giội nước sôi rồi băm xác đem giấu. Do là chị em sinh đôi nên người em giả dạng rất dễ dàng.
- Tro Bếp tái sinh liên tục.
- Tro Bếp và người ấy gặp lại nhau.
Ending:
- Cám bị ưu tiên chết, cái chết nhấn mạnh vào vấn đề “ Cám cố gắng giống chị để tiếp tục đánh tráo”. Bà mẹ ruột thì tùy, thường là chẳng nghe đá động gì cả. Lý do đơn giản vì motip này đã hoàn toàn thiên về xung đột chị em.


Như ta thấy, 2 chuỗi motip này dẫn tới 2 cái ending thuộc loại “ liếc thì có vẻ giống nhưng xem kỹ mới thấy khác.”. Thường ở motip “ dì ghẻ con chồng”, nó mang ý nghĩa “ tòa án, trừng trị” nơi 1 ai đó ( tuyệt đối không phải Tấm) sẽ đứng ra phân xử Cám và làm mắm cô ta gửi mẹ sau khi sự thật phơi bày. Còn nếu theo motip “chị em sinh đôi” thì ending theo hướng nhấn mạnh vào vấn đề “ Cám cố đánh tráo lần thứ 3” vốn đã xảy ra suốt mạch truyện.

Để hiểu rõ hơn, tôi nêu ra list các ending:

- Tày: Tua Gia Tua Nhi ( Mẹ vua sai Tua Gia khoan về nhà mà giả làm người bán bánh. Hoàng Hậu Tua Nhi ko nhận ra, hỏi cô bán bánh làm sao mà trắng đẹp thế, cô trả lời nhờ tắm nước sôi. Hoàng hậu hí hửng làm ngay, chết.)
- Ý( đảo Sicile): Cenerentola ( vua giết và làm mắm cô con gái, gửi mụ dì ghẻ. Khi mụ ăn, con mèo nói: “ cho tôi chút gì tôi khóc giúp cho”. Mụ đuổi mèo đi. Sau mụ phát hiện ra sự thật, chết. Mèo lại kêu “ mụ không cho tôi gì cả, tôi chẳng khóc giúp đâu.”)
- Campuchia: Neang Kantoc ( Hoàng hậu giả Neang Chong Angkaat chạy vào rừng, mất hút vĩnh viễn ko ai còn nhìn thấy. ---- > làm điểm tâm cho cọp beo. Cha thì bị cá sấu lôi đi)
- Myanma: Bé (Hoàng hậu giả đòi đem gươm thần phân xử. Gươm thần giết người, vua làm mắm biếu dì ghẻ)
- Xre: Gơ Liu ( Gơ Lat bị hoàng tử lệnh làm mắm)
- Hre: Ú (. Cao bị chồng Ú giết làm đồ ăn, cha mẹ bị ong đốt chết)
- Thái: Ý Ưởi ( Nghe Ý Ưởi nói trắng nhờ tắm nước sôi, Ý Nọong nấu nước sôi, nằm vào máng bảo Ý Ưởi giội hộ.)

Còn nhiều, nhiều, nhiều nữa. Nhưng tôi đá ra chỉ nhiêu đây thôi. Tóm lại là như thế này:
- Theo phiên bản “ dì ghẻ” thì không thể có đoạn bắt tép nhưng thường lại thêm vào chi tiết con vật nuôi của Tấm là cha/mẹ hóa thân. Còn đoạn kết luôn là Hoàng hậu giả bị vạch mặt và bị chủ yếu là chồng của Tro Bếp biến thành mắm cá ( quái quỷ gì mà dân xưa ghiền mắm cá thế ko biết, tận đến cả Châu Âu như Ý cũng mắm cá) hoặc “nhẹ nhàng” hơn là bị thần thánh ( thánh kiếm, thần linh) hay động vật ăn thịt “thưởng thức” ( như bản Campuchia một người chạy vào rừng chơi với beo, 1 người chơi với cá sấu).

- Theo phiên bản “ sinh đôi” thì câu chuyện nghiêng về xung đột chị em và nhấn mạnh sự giống nhau của 2 người. Bắt buộc phải có vụ bắt tép để phân xử ai chị ai em. Chi tiết “con cá là cha mẹ” bị loại bỏ. Tấm phải chết vì nước sôi. Cái chết của Cám liên quan đến chủ đề “ sự đánh tráo” nhiều hơn. Do Tấm sau khi trở về đã trắng hơn trước, Cám cấp tốc tìm cách trắng như Tấm để nhanh chóng giết người và tráo đổi lần nữa. Tấm thật thà giải thích nguyên nhân mình trắng ( Bởi thế nên đoạn giữa của motip “sinh đôi”, Tấm bị giết hầu như phải vì bị giội nước sôi hoặc là bị chặt cau rồi rớt vào hố nước sôi,… bắt buộc phải có nước sôi). Cám hý hửng làm theo ( hài hước hơn là Cám rủ Tấm cùng đi … tắm trắng, nấu nước, rồi bảo Tấm giội phụ, Tấm thật thà giội giúp, ai ngờ… như bản của Thái.)

Nhưng vấn đề ở đây là ending theo phương pháp “trừng phạt” cho cả mẹ con Cám lại có thể áp dụng luôn cho cả motip “ chị em sinh đôi” miễn là cho Tấm đứng ngoài. Sự lộn xộn đến từ chỗ này.

3.2. Lịch sử bản Tấm Cám mà ta biết.

Thực tế cái gọi là “ truyện cổ tích Tấm Cám” mà ta vẫn thường nghe hiện nay không phải là bản Tấm Cám gốc mà là bản … viết của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan. Ông đã dựa vào các mẫu truyện Tấm Cám mà Landes, Leclere, … đã thu thập hồi cuối thế kỷ 19. Mà bản có nội dung gần với bản Tấm cám ta biết nhất là bản tìm thấy năm 1886 của G.Jeanneau. Cụ Vũ đã dựa vào những bản tìm thấy năm 1886 này, thêm mắm bỏ muối 1 ít, thế là viết ra câu chuyện “Tấm Cám revenge độc nhất vô nhị trong lịch sử Tro Bếp, phiên bản cổ tích duy nhất có sự phát triển tích cách nhân vật” ( tự hào đi).

Cụ thể bản Tấm Cám 1886 chung quy là thế này:
- Tấm – Cám là chị em sinh đôi
- 2 người đi bắt tép để được xét ai là chị, ai là em
- Tấm bị giội nước sôi hoặc bị chặt cau rơi vào hố nước sôi
- Tấm tái sinh nhiều lần rồi gặp được vua.
- Tấm trở về, trắng đẹp hơn xưa. Cám muốn đánh tráo tiếp bèn hỏi “ Chị ơi, sao chị trắng thế?”. Tấm trả lời “ ngày xưa chị bị em giội nước sôi nên trắng”. Cám nghe theo đi làm ngay. Tiêu Tùng.
- Tấm làm mắm Cám gửi dì ghẻ.

Còn bản của Vũ Ngọc Phan là thế này:
- Tấm – Cám là chị em cùng cha khác mẹ
- 2 người đi bắt tép để … giành yếm
- Tấm bị chặt cau chết, chẳng có nước sôi nước lạnh gì cả, chỉ có ao hay giếng mà thôi.
- Tấm tái sinh nhiều lần, gặp lại vua.
- Tấm trở về, trắng đẹp hơn xưa. Cám thấy Tấm trắng đẹp quá nên ghen ghét, bèn hỏi “ Chị ơi, sao chị trắng thế?”. Tấm trả lời “ muốn trắng thì để chị giúp cho”. Cám nghe theo đi làm ngay. Tấm bảo Cám đào cái hố rồi chui xuống, Tấm kêu quân đổ nước sôi xuống. Cám tiêu tùng.
- Tấm làm mắm Cám gửi dì ghẻ.

Như ta thấy, bản tìm được năm 1886 đã có dấu hiệu chắp ghép và phi lý ở đoạn ending. Cụ thể là lẽ ra chỉ dừng ở đoạn Cám làm theo, chết, thì nó lại phang tiếp thêm đoạn Tấm làm mắm Cám. Từ cái ending “ bắt chước thất bại” phổ thông của motip “ chị em sinh đôi”, Ko biết vô tình hay cố ý, G. Jeanneau đã thêm vào đoạn “ Tấm mắm cám gửi dì ghẻ”, trong khi đáng ra có chi tiết này thì ko thể có chi tiết kia và ngược lại ( và người làm mắm cám theo đúng logic phải là 1 ai đó ngoài Tấm). Đó là theo tư duy logic cổ truyền cổ motip Tấm Cám.

Cụ Vũ Ngọc Phan có lẽ cũng đã nhìn thấy điều kỳ cục này nên đã cố sức sửa, mà càng sửa càng… bậy. Cụ thể cụ đổi Tấm Cám từ chị em sinh đôi sang dì ghẻ con chồng. Đã thế, cụ sửa luộn vụi bắt cá phân định chị em thành “giành yếm”, biến chi tiết đó thành thừa thãi. Vụ chặt cau thì cụ bỏ luôn nước sôi. Dẫn đến hệ quả tất yếu là khi Cám hỏi “ sao giờ chị trắng” thì Tấm làm sao nói “ tại hồi đó em giội nước sôi chị” cho được ( vì có bị giội đâu mà nói)? Thế là cụ “ đâm lao thì phóng theo lao”, sửa luôn lời nói của Tấm thành 1 câu lừa gạt “ muốn trắng thì để chị giúp cho” và thế là cụ đã đạt tới mục đích hàn gắn những chi tiết có vấn đề ở ending thành ending trả thù độc nhất vô nhị ( chưa tính ba cái câu mắm muối của cụ: “ lấy tranh chồng chị”, “ lấy chồng tao “ … gì gì ấy nhé). Và con cháu cụ cho nến nay được thỏa thuê mà bình luận cái sự ác độc của Tấm 1 cách phí thời gian mà chẳng hiểu gì.

3.3. Những trục trặc của bản Tấm Cám hiện đại của Vũ Ngọc Phan:

Chúng ta lưu ý 1 điều thuộc về căn bản của truyện cổ tích: đó là nhân vật không bao giờ có sự phát triển tính cách. Như Thạch Sanh, dù bị đúng 1 kẻ lừa nhiều lần vẫn tin sái cổ kẻ đó. Những truyện “ Ăn Khế trả vàng” cũng thể hiện người em như 1 kẻ ngốc, thật thà kể cho anh chuyện con quạ, thật thà đổi nhà, trong khi tên baka nhất cũng sẽ tự hiểu tên anh tự dưng ôm cả nhà cửa ra đổi là vì lý do gì. Đây là cái đặc trưng cơ bản trong tính cách nhân vật, mà nhiều người thời nay đọc thường gọi là “nhân vật hiền lành, thụ động, thật thà,…ngu ngu.”. Kỳ thực, nói các nhân vật “ngu ngu” thôi thì chưa đúng, ta phải bảo rằng họ chỉ là cái máy không hề có suy nghĩ thì đúng hơn. Cũng bởi chỉ là cái máy phát thanh gượng ép của tác giả dân gian cách đây 1000 năm nên mỗi nhân vật chỉ luôn đóng chết 1 nhân cách. Thạch Sanh thật thà, nghe lời thì sẽ luôn nghe lời, dù là 2 lần bị dụ đi gặp chằn và đại bàng. Cũng tương tự, Tấm dẫu bị bạc đãi thế nào thì vẫn tin sái cổ khi nghe em/ mẹ chặt cây câu mà lại nói mình đuổi …kiến. Nếu kể ra thì ko biết bao giờ mới xong. Một điều nữa là tính cách nhân vật luôn được trình bày ngay ở đầu câu chuyện. VD như trong “ ăn khế trả vàng” nói thẳng ngay: Người anh tham lam, người em thật thà. Và tính cách nhân vật cứ đóng chết như thế cho đến khi kết thúc.

--- > vậy, nếu nhân vật cổ tích mang cái đặc trưng cơ bản là “ tính cách mỗi người đóng chết theo lời giới thiệu ban đầu” thì sao cái gọi là “ Truyện cổ tích Tấm Cám” ( thực tế là truyện … hiện đại Tấm Cám. Tác giả: Vũ Ngọc Phan.) mà ta biết lại xuất hiện chi tiết mô tả Tấm gian hùng, Tào Tháo ở đoạn cuối, khi mà ngay từ đầu truyện đã quy ước đóng chết rằng “ Cám lười biếng, tham lam, độc ác, Tấm hiền hậu, thật thà, đảm đang.”??? 1 nhân vật bị đóng chết nhân cách là “hiền” thì tuyệt đối chỉ có thể cam chịu, cố sống rồi chờ ai đó giúp đỡ, hơi hơi chủ động hơn là mong đối thủ chết 1 cách vô tình. Chúng ta ngày nay đọc vào có thể bảo Tấm – Cám của Thái ( 2 người rủ nhau đi tắm trắng, Tấm thật lòng kể nguyên nhân mình trắng, thực lòng giúp Cám trắng đẹp, ai ngờ Cám chết ấy.) hay Thạch sanh của ta là đạo đức giả lộ liễu. Ờ, há 1 người bị người kia giết nhiều lần vậy mà có thể thật thà giúp đỡ người đó? Ờ, há Thạch Sanh ko cách gì mà ko biết Lý Thông là kẻ hại mình? Há ảnh ko hề biết chuyện ông trời – cha ảnh, sẽ sét đánh mẹ con anh Lý khi họ về? … Nếu xét theo 1 tác phẩm hiện đại, cái điều nghi vấn đó là chính xác. Nhưng xét theo tư duy logic của truyện cổ 1000 năm trước, điều các vị đang suy nghĩ đây mới là … phi logic. Thạch Sanh hiền, người em hiền, Tấm hiền, … thì cứ đóng chết như thế, sao sao thây kệ, có hợp logic thực tế không cũng mặc. Đơn giản đến cực kỳ.

Nhưng đáng tiếc, khi chế biến Tấm Cám, cụ Vũ Ngọc Phan ko hề để ý chi tiết “luật tâm lý” tối quan trọng này của cổ tích. Thế nên cụ đã nhìn cái bản bị chắp ghép ending 1 cách vô tình hay cố ý của G.Jeanneau thành 1 bản bị lỗi, nhưng là bị lỗi do “ chưa thể hiện rõ cái kết trả thù” chứ ko phải là cái mâu thuẫn tâm lý ko thể xảy ra của Tấm trong đoạn kết, TỨC LÀ NHÌN THEO CÁI NHÌN HIỆN ĐẠI, CHO RẰNG TRUYỆN MIÊU TẢ CHƯA SÁT SỰ TRẢ THÙ. Thế nên cụ mới thêm mắm bớt muối, biến cả chị em sinh đôi thành cùng mẹ khác cha, tạo ra cái bản mà ta biết. Và chỉ ở 1 bản Tấm Cám duy nhất của Vũ Ngọc Phan này, người ta mới có thể phăng ra cái gọi là “ logic phát triển tính cách nhân vật Tấm” ( Hoàng Tiến Tựu), thậm chí… thơ văn hơn là “ từ 1 cô gái hiền lành nhân hậu trở thành 1 cô gái có tinh thần…đấu tranh” ( Phạm Xuân Nguyên”, hoặc là giàu tính triết học như trong bài viết “ Bàn về cách ứng xử của truyện cổ tích Tấm Cám “ đăng trên tạp chí văn hóa dân gian số 4 năm 1996, tác giả Bùi Văn Tiếng dựa vào:

“ tôi cứ bị ám ảnh bởi ý kiến của L.Tonstoi: 1 trong những lầm lẫn vĩ đại nhất khi xét đoán con người là chúng ta hay gọi và xác định… người này tốt, người kia ác,… trong khi con người là tất cả…”

rồi cứ thế phăng tá lả thành:

“ đây là chỗ thiếu nhân văn nhất nhưng lại là chỗ nhân văn hơn cả trong cách ứng xử nghệ thuật của tác giả Tấm Cám. Thì ra 1 người dịu dàng như Tấm cũng có thể trở thành độc ác, vì thế, muốn tự hoàn thiện mình, con người phải hết sức cảnh giác trước nguy cơ tha hóa…. Phải chăng đó là bức thông điệp mà người nghệ sĩ dân gian xưa, thông qua cách ứng xử nghệ thuật độc đáo của Tấm Cám, muốn gửi đến thế hệ mai sau?” ( ặc, trí tưởng tượng bay xa ko cần cả sữa Pristi)



 3.4. Trục trặc trong bản Tấm Cám 1886 của G.Jeanneau:

Như trên vừa trình bày, Tấm cám mà ta biết thực ra là bản viết của tác giả “độc đáo, nhân văn hơn cả” Vũ Ngọc Phan đã chỉnh sửa ( và vô tình làm nó tệ thêm) dựa trên phiên bản Tấm Cám cuối thế kỷ 19 do G.Jeanneau thu thập. Tất cả căn nguyên đến chỉ từ cái đoạn “ Tấm thật thà hướng dẫn, Cám tự làm” rồi bị thêm vào khúc sau “ Tấm làm mắm Cám” với 2 tính cách Tấm trái ngược hoàn toàn mà chỉ cách nhau có vài câu. Vì sao bản 1886 lại có sự chắp ghép 2 ending thế này?

- trong quá trình nghiên cứu, đối chiếu 2 bản của người Choang ở Quảng Tây và bản người Tày ở VN, người ta xác định rằng:“ 2 bản này vốn cùng 1 gốc.”. Lam Hồng Ân nhận xét: “ Bản Ta Gia – Ta Luân của người Choang rất có thể là bản biến dị của truyện nàng Diệp Hạn của TQ.”. Qua sự công bố này, ta có thể khẳng định 1 sự giao thoa tình tiết truyện lẫn nhau 1 cách vô tình trong các dân tộc sống gần nhau. Bản 1886 tìm thấy ở Mỹ Tho, 1 vùng đất Nam Bộ với đầy dân di cư từ các tộc khác nhau như Chăm, Việt, Cam,… mà mỗi dân tộc lại mang theo mình dăm bảy truyện Tấm Cám. Đặt những thứ na ná ấy ở gần nhau thì thế tất yếu là rồi những chi tiết của chúng sẽ bị trộn lẫn vào nhau lúc nào ko biết, tạo ra hiện tượng 1 câu chuyện với “ râu ông nọ cắm cằm bà kia” mà ta thấy. Xét ra, Tấm cám của Cam – Việt – Chăm giống nhau 1 cách kỳ lạ chi tiết “ chị em sinh đôi”, “ Tấm bị giội nước”,… điều này càng củng cố suy luận trên, chỉ khác Ending 1 chút là bị 1 thế lực ko phải Tấm giết hại, hay là đi tắm trắng với nhau vô tình chết mà thôi . Và ta nên nhớ, cho đến bản 1886, sự “ trộn lẫn” này ở bản VN chỉ mới là thêm cái câu “ Tấm lấy xác cám làm mắm gửi dì ghẻ” ráp thêm vào đoạn trước “ Tấm và Cám cùng nhau đi tắm trắng, Cám nhờ Tấm giội hộ, Tấm thật thà giúp,…”, chứ chưa bị trộn lẫn lộn xộn đến mức ráp cả 2 motip “ dì ghẻ” và “ chị em sinh đôi” vào 1 như Vũ Ngọc Phan đã làm.

- Tại sao lại là nước sôi? Kha khá số bản Tấm Cám đi theo hướng Cám bắt chước giội nước sôi rồi chết này, thậm chí có bản như Myanma, Cám chẳng hề nghe Tấm nói mà chỉ là nghe theo 1 bà hàng nước bá vơ nào đó rồi làm theo và chết. Những bản khác thì Cám và Tấm rủ nhau đi tắm trắng, hoặc Cám nghe Tấm kể rồi tự tắm 1 mình. Câu hỏi đặt ra là “ ai lại có thể nghĩ ra chuyện 1 người hý hửng tin vào chiêu tắm trắng bằng nước sôi?”. Câu hỏi này tưởng khó trả lời, ai ngờ thật dễ: Đơn giản vì đã có 1 thời nhân loại chứ chẳng chỉ Đông Nam Á có 1 niềm tin thần bí vào chiêu hồi sinh nhờ than và nước nóng. Ở New Ghine, Victoria, Melanedi,… vẫn còn lưu lại tàn tích niềm tin “ chết vì nước sôi rồi tái sinh” này. Ở 1 số vùng, người tham dự lễ phải nằm xuống để người ta rắc than hồng nóng lên, hoặc bò qua 1 ngôi nhà dài hẹp đang có người tưới nước sôi từ trên xuống. Medea lừng danh Fate/Stay night, trong truyền thuyết cũng từng hồi sinh 1 con dê bằng cách băm vằm nó rồi ném vào nồi nước sôi. Như vậy, chi tiết Cám tin tưởng rồi bắt chước đi tắm trắng bằng nước sôi, hay chuyện Tấm may mắn ngã vào hố nước sôi hay bị giết bằng nước sôi mà hồi sinh là 1 niềm tin cổ đại, vô cùng logic đối với người xưa. ( Còn ai ngày nay muốn thử xem có hồi sinh thật không thì… mời.)

- Tại sao lại là làm mắm và mẹ ăn con? Nếu vừa trên tôi đã giải thích nền tảng cảm hứng của cái ending “ chị em sinh đôi, Cám bắt chước tắm nước sôi và chết” thì chi tiết “ Cám bị vua/thần/ kiếm làm mắm và mẹ Cám ăn nhầm” bên mô tip dì ghẻ con chồng lại chịu ảnh hưởng từ 1 motip truyện cổ tích khác cực kỳ na ná. Đó là motip phù thủy ăn nhầm thịt con cũng nổi tiếng ko kém mà ta hay nghe nhất là “ Căn nhà bánh ngọt”, “ Chú Bé Tí Hon”. Hãy để ý kỹ, trong những truyện kiểu “ nhà bánh ngọt” cũng có đề cập tới vấn đề cha mẹ trong gia đình. “ Dù ghẻ ôm đứa con riêng của chồng vào bỏ trong rừng.”, đó là cái mở đầu của những truyện kiểu này. Vô tình, nó hao hao cái OP “dì ghẻ” của motip Tro Bếp. Như trên đã nói, trong thế giới cổ tích, những thứ hao hao nhau thì rất dễ bị trộn vào nhau. Còn ở đây, loại motip câu chuyện “ mụ phù thủy ăn nhầm thịt con” và motip Tấm Cám “ dì ghẻ con chồng với cái ending mẹ ăn nhầm con” lại giống nhau đến kỳ lạ. Ta điểm sơ:

Tấm Cám “ dì ghẻ”:
- Ý( đảo Sicile): Cenerentola ( vua giết và làm mắm cô con gái, gửi mụ dì ghẻ. Khi mụ ăn, con mèo nói: “ cho tôi chút gì tôi khóc giúp cho”. Mụ đuổi mèo đi. Sau khi ăn gần hết mắm, mụ phát hiện ra sự thật, chết. Mèo lại kêu “ mụ không cho tôi gì cả, tôi chẳng khóc giúp đâu.”)
- VN ( Vũ Ngọc Phan): “ Tấm ( đáng lẽ là ai đó ngoài Tấm) làm mắm gửi mụ dì ghẻ. Khi mụ ăn, con quạ đậu gần đó kêu “ ngon ngỏn ngòn ngon, mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng”. Mụ nổi giận đuổi quạ đi. Sau khi ăn gần hết mắm, mụ phát hiện sự thật, chết.

Mụ phù thủy ăn thịt nhầm con:
- Chú bé tí hon ( Pháp): vợ chồng nghèo bỏ rơi 7 đứa con trong rừng. Chúng lạc vào nhà mụ yêu tinh có 7 đứa con gái đều ăn thịt người. Tí hon là em út trong 7 đứa con bị bỏ rơi, thông minh nhất, đã lừa tráo 7 cái mũ của 7 anh em lên đầu 7 đứa con gái đang ngủ rồi cùng nhau bỏ trốn. Trong đêm tối, mụ dì ghẻ giết nhầm những đứa con mình mà không biết.
- truyện của người Berberes ( Châu Phi): 1 đứa trẻ bị mụ chằn bắt ăn thịt, bị đứa trẻ lừa giết con gái mụ thay thế. Mụ ăn thịt con mà ko biết. Khi ăn, một con mèo bảo “ Thịt ấy có mùi sữa bà đấy!”. Mụ nổi giận đánh đuổi con mèo.
-truyện cổ Bắc Âu ghi 1 câu chuyện tương tự: 1 đứa trẻ bị mụ phù thủy bắt được, đã giết tráo đứa con gái mụ để thay thế. Mụ phù thủy không biết, cứ đinh ninh múc súp bày cho cả nhà ăn, cho con mèo một phần. Mèo nói: “ Nhổ đị, mẹ chồng ăn thịt nàng dâu.”
….

Như trên, ta đã thấy sự tương đồng giữa motip truyện “ mụ phù thủy ăn nhầm con” và những bản Tấm Cám thuộc motip “ dì ghẻ con chồng”. Sự khác nhau giữa cái OP và Ending hầu như ko lớn. Chỉ là ở Tấm Cám “ dì ghẻ con chồng”, thường là 1 ai đó trừ nhân vật chính đứng ra làm việc đó, trong khi trong “ mụ phù thủy ăn nhầm con” thường đó là chính nhân vật chính.

Sự khác biệt ko lớn này đã bắt đầu gây ra hệ quả hòa trộn vào nhau. Bằng chứng qua không ít phiên bản đã thể hiện sự giao thoa vô tình giữa 2 motip vốn dễ bị xem là na ná nhau này khi mẹ con Cám được mô tả là “ mụ yêu tinh mê hoặc cha Tấm, chuyên ăn thịt người”/ “mụ vợ kế là phù thủy ăn thịt người” ( VD như truyện Ú Thêm của Thái) hay tương tự với truyện của người Iceland. Rõ ràng nhất của chi tiết giao thoa này là câu chuyện nổi tiếng Bạch Tuyết với motip giống như nằm giữa “ Tấm Cám: dì ghẻ con chồng” và “ mụ phù thủy ăn nhầm con”. Chính sự na ná này cuối cùng đã khiến Vũ Ngọc Phan vô tình mắm muối thêm cho bản Tấm Cám 1886 của G.Jeanneau theo hướng motip truyện “ mụ phù thủy ăn nhầm con”, khi ông chuyển luôn nhiệm vụ làm mắm biếu dì ghẻ thẳng cho nhân vật chính. Thậm chí vụ con quạ kêu rồi bị đuổi đánh cũng na ná đến trùng khớp những cái ending “ phù thủy ăn con”.

- Mâu thuẫn chủ đạo của Tấm Cám, chị em hay dì ghẻ con chồng ? Thật thảm hại là 90% người được hỏi sẽ trả lời là “dì ghẻ” nhưng thực tế là ko phải vậy. Trừ đi số lượng những bản khá lớn theo motip “ chị em sinh đôi” thì những bản theo motip “dì ghẻ” cũng đều nên lên sự chủ động rất nhiều của Cám. Cám bảo mẹ ngăn Tấm đi hội, Cám bảo mẹ cấm Tấm thử giày, Cám bảo mẹ chặt cau giết Tấm, Cám làm thịt chim, chặt xoan, đốt khung cửi. Thậm chí nhiều ending theo motip dì ghẻ ghi sự ngoan cố đến mức liều chết của Cám lên đến cực điểm. VD bản của Myanma, Hoàng hậu giả vẫn ngoan cố phủ nhận tội ác, đòi mang cả kiếm thần ra xử và chỉ bị giết khi kiếm thần tự phóng tới băm Cám ra như bùn. Như vậy, Đặc điểm cơ bản của Tấm Cám là mâu thuẫn chị em, trong khi đặc điểm của “ Mụ phù thủy ăn nhầm con” thường mâu thuẫn phải là “ mụ dì ghẻ/ phù thủy – đứa con sắp bị ăn thịt.”.


Những sự na ná quá nhiều thế này đã tạo ra thảm cảnh truyện Tấm Cám với cái ending bị ghép ( chỉ 1 cái ending thôi) năm 1886, qua tay các nhà phục chế như Vũ Ngọc Phan, nó được thêm đủ thứ mắm tôm từ bao nhiêu motip na ná Tấm Cám, tạo ra cái phiên bản Tấm Cám bị error độc nhất vô nhị, nơi nhân vật chính có hành động giống như đang phát triển tính cách. Và đó là tất cả căn nguyên của bao nhiêu buổi hội thảo chửi nhau um sùm từ gần 50 năm nay. Có một số người như Phan Hải Triều đã nêu luận cứ nghi vấn “ có 1 sự chắp nối khiên cưỡng, pha trộn yếu tố ngoại lai” trong truyện Tấm Cám mà ta biết hiện nay ( bản Vũ Ngọc Phan). Ông ta đã nói đúng 1 phần dù thực tế không có bằng chứng gì, chỉ thuần đổ cho nước ngoài trong khi khẳng định “ người VN hiền thế sao mà thế được”. Sự thật, truyện Tấm Cám của Vũ Ngọc Phan trở thành như thế là kế quả do pha trộn nhiều chi tiết từ các motip không phải Tấm Cám, lại thêm sự cắt bỏ những chi tiết quan trọng trong bản 1886 mà người thu thập cứ tưởng là motip thừa ( VD như chẳng hiểu gì về tín ngưỡng hồi sinh nhờ nước nóng hay sự nhấn mạnh mâu thuẫn chị em ruột, cứ sợ “ bạo lực”, “ đoạn này 2 đứa rủ nhau đi tắm sao mà giả giả quá” rồi thêm mắm bỏ muối khiến cho nó vốn chẳng bạo mấy, giờ chính thức trở thành “horror”.). Đó là lỗi của người thu thập và biên tập vậy.


Tổng hợp từ:
- bài viết của nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh.
- Về cái chết của mẹ con người dì ghẻ trong truyện Tấm Cám ( Phó giáo sư Chu Xuân Diên. Tạp chi Văn Hóa Dân Gian số 2/ 1999)
-Truyện Tấm Cám và sự đánh tráo số phận con người ( Nguyễn Tấn Đắc).


-------


Sau khi trình bày xong toàn bộ origin và nguyên nhân xuất hiện từng chi tiết từ nước sôi đến mắm cá lóc và “dì ghẻ” hay “chị em ruột”. Có lẽ nhiều người đọc vẫn thấy rối. Vấn đề thực ra rất dễ hiểu nhưng giải thích thì nó rất lòng vòng. Điều đó là đương nhiên, bởi Tấm Cám của Vũ Ngọc Phan ra như thế vì ông đã vô tình trộn nó vào 1 đống rối bùi nhùi. Ngay cả khi tôi cố tổng hợp phân tích ra nguyên nhân vì sao chỉ có 1 bản của Vũ Ngọc Phan có chi tiết trả thù bởi nhân vật chính vốn ko thể nào xuất hiện trong truyện cổ, hay vì sao cái end lại dần dần bị biến tấu, lai ghép như thế, chắc chắn có nhiều người vẫn còn ráng lý sự.

“ Biết đâu truyện Tấm Cám của VN là cá biệt nằm ngoài những suy luận đó?”. Ờ, vậy giải thích thế nào về những bản gốc 1886 mang toàn mấy nét nằm trong vòng suy luận ấy?

“ Đó là ý của cậu, còn độc giả có quyền cảm nghĩ theo những cách riêng.”. Ờ, đó là quyền tự do thôi. Nhưng cảm nghĩ luôn phải dựa trên 1 cái nền gì đó có ý nghĩa nhất định. Tôi vừa chứng minh cái truyện Tấm Cám này là 1 bản bị “trộn” error hoàn toàn chỉ do vô tình bị ảnh hưởng từ các motip khác và ko hiểu ý nghĩa motip truyện Tấm Cám căn bản. Nếu có ai vẫn cố dựa trên cái ko ý nghĩa để suy ra “ ý truyện TC nói rằng con người ai cũng có 2 mặt” thì tôi cũng chẳng biết nói gì. Như Picasso đã nói cái đó là đồ tô màu nhưng những người ko biết mà ko cần biết vẫn tuyên bố đó là 1 “bức tranh tuyệt tác giàu ý nghĩa” thì đó là quyền của họ. Nói cho cùng, suy diễn lung tung là quyền của thiên hạ mà. Ko có nó mấy cái Topic " Tấm Cám" biết lấy gì mà nói ngoại trừ " I am the Troll."?

Nếu ai bảo tôi giờ phải làm sao với cái bản error, tôi nghĩ chỉ có 1 phương pháp là viết lại nó theo đúng motip cơ bản:
- Nếu theo motip "dì ghẻ con chồng" thì ending là Cám bị cái gì đó ngoài Tấm giết, làm mắm gửi mẹ. Đơn giản hơn thì cứ " 2 mẹ con sợ bị trách tội, bỏ chạy vào rừng" làm tráng miệng cho cọp beo như bản Campuchia.
- Nếu theo motip "chị em sinh đôi" thì cứ như bản của người Thái. Cám hỏi, Tấm thật thà trả lời, 2 người rủ nhau đi tắm trắng, Cám chết. Không đá động gì bà mẹ.

Hết.

Monday, October 25, 2010

Củi đậu nấu đậu

http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/69959/72ED8F12626D436A97D280431AF2D69B.jpg


   Đời Tam Quốc (220-264), Tào Thực tự Tử Kiến là con thứ ba của Tào Tháo, vốn có tài làm thơ hay, được tiếng là đệ nhất thi nhân đời Tần-Hán nhưng có tính phóng túng. Tào Tháo thương lắm nhưng không thể truyền ngôi cho một chàng giàu tâm hồn nghệ sĩ ấy được.
    Tháo chết, truyền ngôi cho con cả là Tào Phi. Thực bản tính ngông nghênh bất phục, có ý chống lại ông vua anh. Phi giận lắm, truyền người bắt Thực đến định làm tội. Nhưng vì yêu tài Thực nên Phi bảo:
    - Ta với mày tuy tình anh em nhưng nghĩa vua tôi, sao dám cậy tài miệt lễ? Ngày tiên quân còn, mày thường đem văn chương khoe giỏi lòe đời. Ta rất nghi, có lẽ mày nhờ người khác làm giúp. Vậy giờ đây ta ra hạn: đi bảy bước phải làm xong một bài thơ. Nếu làm được thì tha tội chết; bằng không xong, ta quyết chẳng dung.
    Thực nói:
    - Xin ra đề cho.
    Trên điện sẵn có treo bức tranh thủy mặc, vẽ hai con trâu chém nhau bên bức tường đất. Một con rơi xuống giếng chết. Tào Phi trỏ vào bức tranh, bảo:
    - Hãy lấy bức họa kia làm đề. Nhưng trong thơ cấm phạm vào những chữ "Ngưu", "Đẩu", "Tường", "Trụy", "Tỉnh", "Tử" (Trâu, chọi, tường, rơi, giếng, chết).
    Thực đi khoan thai. Vừa hết bảy bước, liền cất tiếng ngâm:
        Hai tấm thân đi đường,
        Trên đầu bốn khúc xương.
        Gặp nhau tựa sườn núi.
        Bỗng đâu nổi chiến trường.
        Đôi bên đua sức mạnh,
        Một địch lăn xuống hang.
        Đâu phải thua kém sức,
        Chẳng qua sự lỡ làng.
    Nguyên văn:
        Lưỡng nhục tề đạo hành,
        Đầu thượng đới ao cốt.
        Tương ngô do sơn hạ,
        Huất khởi tương đường đột.
        Nhị địch bất câu cương,
        Nhất nhục ngọa thổ quật.
        Phi thị lực bất hư,
        Thịnh khí bất tiết tất.
    Tào Phi cùng tất cả quần thần đều giựt mình, nức nở khen. Phi lại hỏi:
    - Bảy bước thành thơ, ta còn cho là nhàm. Mày có thể ứng khẩu đọc ngay một bài được chăng?
    Thực đáp:
    - Xin ra đề cho.
    Phi nói:
    - Ta với mày là anh em. Cứ lấy câu đó làm đầu đề. Nhưng cấm dùng hai chữ "Huynh", "Đệ".
    Thực chẳng cần nghĩ ngợi một giây, ứng khẩu đọc ngay:
        Củi đậu đun hột đậu
        Đậu trong nồi khóc kêu:
        Cùng sinh trong một gốc,
        Bức nhau chi đến điều.
    Nguyên văn:
        Chữ đậu nhiên đậu cơ,
        Đậu tại phẩu trung khấp.
        Bản thị đồng căn sinh,
        Tương tiễn hà thái cấp.
    Phi nghe cảm động, sa nước mắt, liền tha cho, nhưng giáng Tào Thực làm An Hương Hầu.
    Ở Việt Nam trong thời Tây Sơn (1771-1802), hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ xuýt đánh nhau để tranh quyền. Nguyễn Nhạc yếu thế, phải khóc nói với em:
    - Bì oa chữ nhục, đệ tâm hà nhẫn?
    Nghĩa là: nồi da nấu thịt, lòng em sao nỡ? Nên Nguyễn Huệ cảm động rồi cả hai hòa nhau.
    Ở tỉnh Bình Định, mỗi khi người ta đi săn được hươu nai gì thì lột da ra làm nồi mà nấu thịt. Do đó ca dao Bình Định có câu:
    Da nai mà nấu thịt nai,
    Việc đời như thế không ai động lòng.
    Thịt nai mà chín bên trong,
    Da nai cũng cháy còn mong nỗi gì!
    Cảm động lời nói của Nguyễn Nhạc, người Bình Định đem lời đó diễn bằng câu ca dao:
    Lỗi lầm anh vẫn là anh,
    Nồi da xáo thịt sao đành hỡi em?
    Đời nhà Nguyễn (1802-1945) vua Tự Đức giết anh là Hồng Bảo để củng cố địa vị ngai vàng của mình. Một hôm, trong một buổi chầu, nhà vua vô ý để răng cắn nhằm lưỡi mới khiến quần thần làm bài thơ chơi, nhưng trong thơ cấm dùng tiếng "Răng", "Lưỡi".
    Đây là bài thơ của cụ Nguyễn Hàm Ninh:
        Ngã sinh chi sơ nhữ vị sinh,
        Nhữ sinh chi hậu ngã vi huynh.
        Bất tư cộng hưởng trân cam vị;
        Hà nhẫn tương vong cốt nhục tình.
    Tạm dịch:
        Thuở tớ sinh ra, mày chửa sinh,
        Mày sinh sau tớ, tớ là anh.
        Ngọt bùi chẳng nghĩ cùng nhau hưởng,
        Xương thịt đành tâm nỡ dứt tình.
    Nhà vua khen hay, thưởng một chữ một nén vàng; nhưng vì cho bài có ý "móc", nên bắt phạt mỗi chữ đánh một roi.
    "Củi đậu đun hột đậu", "Nồi da xáo thịt", "Răng cắn lưỡi" thành ngữ điển tích này đều có một ý nghĩa như nhau.

Next...

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A0/25/A6/bao2.jpg

Cuối tháng 10, sắp qua tháng 11 rồi cuối năm... Ngày này năm ngoái như 1 cọng cỏ nhỏ xíu, gió thổi lay lay. Ngày này năm nay cứng cáp hơn 1 chút, năng động hơn 1 chút và lớn thêm 1 chút.

Ngày mai, năm sau, tuối mới, năm mới, tích tụ mới, trải nghiệm mới...Lớn thêm nhiều chút.

Next!

Thursday, October 14, 2010

Đàn ông và suy nghĩ tình yêu qua các tuổi.

Đàn ông mong muốn gì trong quan hệ với người yêu và người vợ? Bài viết của nhà tâm lý học người Nga Natalia Tolstai sẽ cho bạn biết những bí mật đó.
Nhà tâm lý học Natalia Tolstai đã làm bảng câu hỏi với 300 người đàn ông, từ các cuộc khảo sát qua mạng, các cuộc trò chuyện với những đối tượng gặp tình cờ, bạn bè, đồng nghiệp,  người thân và rút ra những kết luận sau:

Từ 16 đến 25 tuổi: dao động giữa những "tình yêu quả lắc"
Bắt đầu các quan hệ yêu đương vào lứa tuổi này (lứa tuổi của những bồng bột trai trẻ), hầu như nhiều chàng trai không muốn có quan hệ đặc biệt với riêng cô gái nào. Họ muốn có những mối quan hệ hoàn toàn khác nhau. Nhưng luôn có một người phụ nữ “căn bản” sẽ phải dạy anh ta cách sống. Vào khoảng thời gian này, khi mà ngay cả loại nước hoa rẻ tiền cũng khiến họ cảm thấy thật lãng mạn và thơ mộng, thì sự đụng chạm với bất kỳ cô gái nào cũng khiến họ rung động (giới tính) và mơ tưởng suốt đêm ngày.


Trong lứa tuổi này, họ vẫn còn mơ nhiều đến những tình yêu lãng mạn và trong trắng, kiểu như những cuộc dạo chơi dưới ánh trăng. Nhưng họ cũng có thể xao lãng những cuộc hẹn này bởi bất kỳ lời rủ rê của bạn bè như chơi bóng hay cờ tướng.
Các chàng trai trong độ tuổi này còn tin vào những tình yêu "mất trí", những tình yêu vĩnh cửu và họ có thể nói điều đó 100 lần một ngày với những cô gái họ yêu. Tuy vậy, sự chung thủy là điều khá khó khăn với các chàng trai 18 tuổi, bởi họ còn tò mò về tất cả mọi điều liên quan đến phụ nữ. Họ không thích bị chất vấn nhiều, họ thích được làm một người bí hiểm. Nhiều chàng trai không thích các cô gái nhắc đến mẹ của anh ta hay mẹ cô ta, họ chỉ thích chia sẻ những điều thích thú và đam mê.
Người đàn bà mà họ yêu thường xuất hiện rất bất ngờ - như là được ông trời gửi đến– và họ làm các chàng trai mất phương hướng. Khi ấy, họ hình dung cô gái của mình như một nữ thần, một điều thiêng liêng… Nhưng điều đó chỉ diễn ra khi chàng trai chưa quen với cô gái, sau đó cô gái sẽ làm cho anh ta cảm thấy không thoải mài, thậm chí bực bội.
Chàng trai sẽ đối xử với cô gái của mình như một công chúa hoặc một đối tượng để anh ta thể hiện những mong muốn và yêu cầu của mình, giúp anh ta hình dung ra sức mạnh đàn ông của mình. Chàng trai sẽ chứng minh sức mạnh ấy với chính mình và với cô gái, đo lường vai trò kẻ chinh phục, kẻ đi săn hoặc một người chủ gia đình ân cần, một kẻ ma mãnh, người cha… Phần lớn những người đàn ông trong độ tuổi này không chờ đợi gì mấy ở các mối quan hệ. Họ chơi bời, nhưng lại mong muốn sự chung thủy. Đôi khi họ rất thô lỗ cục cằn, chỉ muốn làm những gì mình thích. Lứa tuổi của "những tình yêu quả lắc" này khiến họ có thể chao đảo giữa những cô gái hoàn toàn khác nhau.
25 đến 30 tuồi: thời điểm của những quan hệ nghiêm túc và làm tổ
Vào tuổi 25, mọi việc đã trở nên nghiêm túc. Những lời kiểu như “Xin lỗi và vĩnh biệt” đã có ý nghĩa nhiều hơn. Họ mong muốn một đời sống tình dục thực sự, những sự tưởng tượng của họ về quan hệ đặc biệt này với phái nữ làm cho cơ thể của họ trưởng thành hơn. Thế nhưng khác với tuổi 18, sự gần gũi với người phụ nữ đầu tiên không còn chỉ là sự tò mò, thích thú mà nó đã được đặt nền móng của sự hiểu biết và cảm xúc.

Nhiều người đàn ông mong muốn xây dựng gia đình trong độ tuổi này, sinh con cái và chăm sóc những người thân yêu của mình. Trong nhiều năm sau đó, nhiều người trong số họ chỉ "biết" duy nhất vợ mình, họ chăm chút vợ, xây dựng tổ ấm và coi đó là một hình mẫu thành công trong cuộc sống.
30 đến 35 tuổi: bắt đầu mệt mỏi vì buồn chán
Khi bước qua tuổi 30, đa số những người đàn ông đã cảm thấy gia đình có gì đó buồn chán và tẻ nhạt. Không ít trong số họ bắt đầu ham muốn "khám phá" một ai đó khác. Thông thường ít người đàn ông nào muốn ly hôn với vợ mình, họ chỉ muốn có những tình nhân là ...vợ người khác .Với họ, đó là một phương án ít nguy hiểm nhất. Dù vậy, họ vẫn luôn mong muốn vợ mình phải chung thủy, đảm đang nội trợ, tin tưởng một cách mù quáng và điếc đặc về chồng mình…
Ở độ tuổi 30 đến 35, đàn ông thường hy vọng vợ của anh ta phải nhận thức được rằng: khuất phục anh ta hay bỏ đi – đó là phương án cuối cùng. Họ mơ ước vợ mình phải tự hiểu một điều: khi càng cho anh ta tự do thì họ càng ràng buộc được anh ta nhiều hơn. Chuyện tình dục giữa hai vợ chồng chỉ còn là tình dục theo thói quen. Thỉnh thoảng, những người đàn ông cũng nghi ngờ vợ mình đang có ai đó, nhưng để tìm hiểu thực hư thì họ luôn chần chừ.
Không phải không có những người đàn ông ở độ tuổi này làm việc “ăn bánh trả tiền” vì tò mò hay lôi cuốn, nhưng họ rất mau chóng chán ngán chuyện đó. Họ có thể có những cô gái chân dài với cái đầu rỗng tuếch một thời gian, nhưng sau đó, họ thấy cần vợ mình hơn. Họ luôn luôn lo sợ gia đình tan vỡ, dù vẫn thích phiêu lưu tự do chút chút.
35 đến 45 tuổi : Cảm giác độc thân lần thứ hai
Họ tìm kiếm và mong muốn những tình cảm "thêm nếm". Họ muốn tìm thấy trong những mối quan hệ ngoài luồng những khám phá mới mẻ, những điều kỳ diệu, tuổi thanh xuân... Loanh quanh trong sự ham muốn và phân vân, họ chỉ mong kéo dài tình trạng êm ấm giả tạo ấy càng lâu càng tốt.
Ở độ tuổi này, nhiều người trở lại "cảm giác độc thân" lần thứ hai và nó trở thành giai đoạn của những nhu cầu cũ. Nhiều người đàn ông ước mong được hiểu biết và nhận được những quan tâm chăm sóc của một người mẹ, và họ cảm nhận chúng theo một cách mới. Điều ấy khiến nhiều người đàn ông trong lứa tuổi này trở thành một người trò chuyện rất dễ chịu. Anh ta luôn mong chờ người phụ nữ của mình sẽ phải thán phục, thần tượng và tôn thờ mình, để những thành công của anh ta trở nên tuyệt vời hơn. Không làm những gì mà mình không muốn – với anh ta đó chính là tự do. Anh ta mong muốn những mối quan hệ dựa trên nền tảng của sự cuốn hút nhau từ trái tim và cảm giác ngây ngất…
Trong độ tuổi này, đàn ông hy vọng người phụ nữ của anh ta phải rất giản dị và đừng có yêu cầu đòi hỏi. Họ muốn cùng người bạn đời thỉnh thoảng thay đổi cách sống. Họ hoàn toàn không phản đối nếu mối quan hệ có thể bớt sự sôi nổi, hoan lạc, thay vào đó sự hòa hợp và yên bình. Niềm hy vọng lớn nhất của họ là thấy ở vợ mình những nét đẹp nhất của một người mẹ, của tất cả những người phụ nữ đã qua và những điều họ còn thiếu thốn từ quá khứ. Họ mong muốn những người vợ không đòi hỏi, không làm áp lực và không nuối tiếc chuyện này chuyện kia. Người đàn ông tuổi này mong muốn có một người bạn gái thực sự cộng với những quan hệ "gần gũi" yên bình.
Từ 45 đến 55 tuổi: Kẻ săn tìm…
Bước vào tuổi 45, người đàn ông đã trở nên thông thái hơn, họ muốn một cuộc sống bình dị, họ biết ơn vợ mình vì những gì cô ấy làm cho gia đình và hầu như không chống đối lại việc vợ lãnh đạo trong nhà. Sau gần 50 năm sôi nổi, ở người đàn ông bắt đầu xuất hiện những nỗi lo lắng về sức mạnh đàn ông và những hoài nghi thất vọng đầu tiên xuất hiện. Họ không còn muốn đến với những cô gái qua đường, còn quan hệ ngoài vợ chồng với những người bình thường thì họ… sợ hãi!
Theo một quy luật lạ kỳ, bỗng nhiên trong cuộc sống sẽ xuất hiện những người phụ nữ thấu hiểu họ, người một lần nữa biến họ trở thành đàn ông. Tuy vậy, những người đàn ông này thường không "kén cá chọn canh" nhiều nữa – những người đẹp hay không đẹp đều khiến anh ta quan tâm, bởi anh ta nhìn thấy rằng thời gian đang trôi đi…
Những người đàn ông khi đang ngoại tình thường cũng có suy nghĩ: Liệu vợ anh ta có đang quan hệ với một ai hay không? Họ tự trấn an mình rằng vợ mình không thể, cô ấy quá bận rộn với con cháu và họ yên tâm tiếp tục những cuộc “dã ngoại” của mình.
Nhiều người ly hôn trong độ tuổi này và sau đó hiểu ra rằng đáng ra họ nên chịu đựng và chung sống còn hơn là chia tay và mất hết… Không phải là mất tình yêu, mà là sự sung sướng vật chất và những "hòn đảo tự do dễ chịu" mà họ có thể đạt được trong vòng bình yên của gia đình. Nhiều người trong số họ không tìm thấy hạnh phúc mới, họ nuối tiếc cuộc sống cũ mà họ từng căm ghét .
Cùng với năm tháng, họ trở nên no đủ và dễ thỏa hiệp với nhiều điều. Người đàn ông biết lắng nghe, hiểu một vài khiếm khuyết của vợ và học cách bỏ qua chúng. Người vợ trở thành người bạn, người trò chuyện tâm tình.
Sau 55 tuổi…
Ở tuổi này, ở nhiều người đàn ông xuất hiện cảm giác "xót xa" kỳ lạ cho vợ mình. Anh ta bắt đầu nghĩ: mình làm cô ấy khổ thế để làm gì? Mình keo kiệt với cô ấy để làm gì? Tại sao mình không giúp đỡ cô ấy?…
Người đàn ông thường làm ra vẻ rằng anh ta vẫn còn mong muốn một điều gì đó trong đời sống gối chăn, một điều gì đó rất lãng mạn. Nếu họ gặp được một tình yêu mới trong độ tuổi này, họ sẽ phải lòng say đắm, họ cống hiến mà không đòi hỏi. Họ ước ao hạnh phúc từ những quan tâm chăm sóc của người phụ nữ, họ thích đi xem kịch, đi nhà hàng, đi nghỉ cùng nhau và khoe khoang tình cảm đó với bạn bè. Họ cho phép người tình của mình được nhõng nhẽo, nũng nịu. Họ vui mừng nếu được chia sẻ khẩu vị âm nhạc và không có những kiểu cách nói chuyện châm chọc, mỉa mai hay chua chát…
Người đàn ông tuổi này trở lại với những ước mơ và khao khát sống khi bên cạnh anh ta có người phụ nữ yêu thương. Những người đàn ông độc thân ở lứa tuổi này sẽ hết sức hạnh phúc nếu có một đứa con và anh ta sẵn sàng đến phòng đăng ký kết hôn bởi anh ta đã quá chán đời sống độc thân.
 

Theo PNO

Monday, September 20, 2010

nghe Xuân Phú

Dạo này bỗng thích nghe Xuân Phú. Mỗi ngày sẽ dành cho mình 1 bài hát..

Ngày 20.09.2010

Bài "Gọi Người Yêu Dấu"

Sáng tác: Vũ Đức Nghiêm



Gọi người yêu dấu bao lần.
Nhẹ nhàng như gió thì thầm.
Làn mây trôi gợi nhớ chơi vơi thương người xa xôi.
Gọi người yêu dấu trong hồn.
Ngập ngừng tha thiết bồn chồn.
Kỷ niệm xưa mơ thoáng trong sương cho lòng nhớ thương.

Người yêu dấu ơi, sao lòng se sắt đầy vơi?
Người yêu dấu ơi, thu về tim vẫn đơn côi.
Người yêu dấu ơi, khi ngàn sao đêm lấp lánh.
Tâm hồn bâng khuâng, nhớ ngày vui đã qua nhanh.

Thương đôi mắt sao trời lung linh.
Thương yêu ngón tay ngà xinh xinh.
Thương yêu dáng vai gầy thanh thanh.
Thương yêu vòng tay ghi xiết ân tình
Thương yêu dáng em buồn bơ vơ.
Thương yêu nét môi cười ngây thơ.
Thương yêu tóc buông lơi dịu dàng
Thương em mong manh như một cành lan.

Gọi người yêu dấu xa vời.
Mà lòng lưu luyến bồi hồi.
Ngày biệt ly đành nhớ nhau thôi khi chiều nhẹ rơi
Gọi người yêu dấu muôn đời.
Nghẹn ngào không nói thành lời.
Tình yêu xưa ngày tháng phai phôi biết bao giờ nguôi


Monday, September 6, 2010

Chuyện hai anh em nhà kia

http://www.danzfamily.com/archives/blogphotos/07/642-big-and-little-brothers.jpg



Quân thân mến!

Thấm thoát đã 6 tháng kể từ ngày em nhập ngũ, anh mới biên bức thư này cho em. Em có khỏe không? Vẫn học tập và rèn luyện tốt chứ? Anh và ba mẹ đều khỏe, ba đã cai được tật nghiện rượu, giờ 1 năm ông chỉ uống 2 lần vào các dịp quan trọng, mỗi lần 6 tháng, còn tuyệt ai mời cũng không bén 1 giọt. Mẹ cũng đã cai được thuốc lá sau lần tàn thuốc làm cháy chuồng gà chọi của em. 3 con bị thiêu chết, nhưng anh cũng kịp cứu con gà mà em cưng nhất. Con gà khỏe lắm, lúc ba cắt cổ để mừng đám cháy không ảnh hưởng nghiêm trọng tới gian nhà chính nó giãy như điên, đạp đổ cả bát tiết. Vì em đang ở xa, nên anh được 2 cái đùi mà không ai tranh giành cả. Tuy nhiên lông gà làm tắc cống ở nhà dưới, nước thải dềnh lên rồi tràn vào phòng em làm hỏng đôi loa thùng, cuốn trôi toàn bộ giấy tờ tùy thân và sổ tiết kiệm của em. Cũng may ba nhanh trí đã bê được dàn máy vi tính của em ra ngoài, sau đó kêu má ngâm nước xà bông và đánh bóng để nó đẹp đẽ như lúc em đi. Thời tiết thất thường, ba lại bị chứng thấp khớp kinh niên hành hạ. Do bác sỹ dặn không được đi bộ quá lâu nên ba phải chạy suốt, cũng mệt mỏi lắm.

Còn nữa, nội vẫn nhắc em luôn, tuy nội già nhưng vẫn còn minh mẫn lắm, chỉ quên tên em đúng 1 lần lúc nội làm di chúc. Còn về phần anh, anh cũng đã tìm được công việc mới. Ngày đầu tiên đi làm anh hồi hộp tới mức ủi cháy cái quần của bộ vest mà ba cho, rồi anh chợt nhớ ra em cũng có cái quần mới i hệt như thế, nên cắt 1 miếng để vá vào quần anh, khéo đến nỗi nếu không nhìn kĩ sẽ không phát hiện ra. Suýt chút nữa anh quên, con bé Nếp bồ em vẫn qua thăm ba mẹ luôn, con bé tốt lắm. Vì yêu em nên nó quyết định cưới anh để tiện phụng dưỡng cho ba mẹ, dự định tháng 7 âm này sẽ cử hành hôn lễ, nếu em về dự được thì tốt quá. Thôi thư cũng đã dài, anh xin dừng bút ở đây, nếu không nhận được thư này thì nhớ báo cho anh biết để anh biên lại thư khác cho em.

Tái bút:
Tuy là anh em cùng ba cùng mẹ nhưng anh vẫn coi em như người trong gia đình. Vì vậy nếu có khó khăn gì em cứ mạnh dạn nói với anh, nếu không giúp được thì anh sẽ giúp. Thương em!

Anh của em

Sunday, September 5, 2010

Tuesday, August 31, 2010

Em đã ngủ với chồng chị chưa ?

http://www.xaluan.com/images/news/Image/2010/01/06/1262764394.img.jpg



Người đàn bà đứng tuổi hỏi đàn bà trẻ:

- Em đã ngủ với chồng chị chưa?

Đàn bà trẻ sa sầm nét mặt, đôi mắt ghì chặt vào đáy ly sóng sánh ánh cam. Vài phút lặng lẽ trôi qua, đàn bà trẻ phát ra thứ âm thanh nghèn nghẹn mà nội dung chẳng liên quan gì đến câu hỏi:

- Anh ấy nói với em, chị không chăm lo và không thể chia sẻ cùng anh ấy….

Đàn bà đứng tuổi tiếp nhận bằng nét mặt thản nhiên. Giống như cô đã quen với tiếng báo thức lúc 6h30 mỗi ngày, để tất bật chuẩn bị bữa sáng cho chồng, đánh hộ anh đôi giày để anh có thể an tâm rời khỏi nhà đi làm. Đàn bà đứng tuổi chậm rãi tuông từng lời:

- Đây không phải là lần đầu tiên chị nghe câu nói ấy từ cửa miệng một phụ nữ trẻ. Có điều chị tự hỏi: “Tại sao trong cuộc đời, hầu hết đàn bà chỉ cần duy nhất một người đàn ông hiểu mình, chăm lo cho mình. Trong khi đa số đàn ông lại cần nhiều người đàn bà hiểu mình, chăm lo cho mình đến thế?”.

Đàn bà trẻ cúi xuống, nước mắt khi không mà chảy. Tiếng đàn bà đứng tuổi vẫn vang lên đều đặn:

- Trong mối quan hệ lằng nhằng này, chúng ta chỉ có hai cách giải thích. Hoặc là cả ba cùng có lỗi, hoặc là không ai có lỗi, lỗi tại “Nhan sắc” mà ra… Thôi, chị về đây, còn phải đi đón cháu. Em từ từ suy nghĩ và chọn cho mình một kết cục mà em muốn. Chỉ có điều “Nhan sắc” là thứ phù du nhất cuộc đời này em ạ…!

Đàn bà đứng tuổi đi rồi, để lại trong gió ánh mắt đen láy và mùi hương thoang thoảng. Đàn bà trẻ nhìn theo dáng dấp ấy và thầm nghĩ: “Chị ta từng được gọi là nhan sắc…”. Chuông điện thoại reo vang, đàn bà trẻ giật mình. Đầu dây bên kia, tiếng người đàn ông – như đa số đàn ông khác – cần nhiều đàn bà trong cuộc đời, nói hối hả: “Em à, cẩn thận nhé. Mụ nhà anh phát hiện ra em rồi. Mụ để cả xấp hình chụp chúng ta đi vào nhà nghỉ, rồi cả c nhà nơi em đang trọ học. Tạm thời đừng liên lạc nhiều nhé. Anh sẽ tranh thủ giải quyết để gặp em sớm…”.

Đàn bà trẻ không đáp trả. Tiếng tít tít vang lên vồn vã và bất ngờ. Bất ngờ như cơn mưa ngoài khuôn quán kia. Lúc này cô mới nhận ra sự tinh xảo của đàn bà đứng tuổi khi chọn quán cà phê cô và người đàn ông ấy thường hò hẹn làm nơi gặp nhau hôm nay. Đàn bà trẻ nhìn ảnh mình trong tấm gương phản chiếu loang loáng màn nước, nghĩ mãi đến điều đàn bà đứng tuổi gửi lại trước khi đi: “Nhan sắc…”

Đàn bà đứng tuổi để toàn bộ tập ảnh giấy tờ liên quan đến người tình mới nhất của chồng lên bàn làm việc cho anh rồi lẳng lặng trở về phòng. Nhìn lại mình trong gương, đàn bà đứng tuổi biết mình đã sai khi chiều qua đổ lỗi mọi điều cho “Nhan sắc”. Đàn bà nhớ lại lời một người đàn bà lớn tuổi hơn: “Đàn ông nào vốn mang tính trg hoa thì hoạ may khi chết đi mới bỏ được. Chấp nhận lấy anh ta là chấp nhận cảnh chồng chung cả đời…” . Đàn bà đứng tuổi thở dài, tắt đèn trong tiếng nhạc da diết buồn “Bàn tay làm sao níu, một thời vừa đi qua…”

Đàn ông trở về sau cơn mưa giông bất ngờ. Phong bì hình ảnh vợ để trên bàn đêm qua vẫn còn làm anh chới với. Hai lần trước vợ chỉ nói: “Anh dừng lại đi, đừng để em biết quá nhiều…”. Đàn ông ngoan ngoãn nghe theo vì thiết nghĩ: “Còn nhiều thời gian khác mà!”. Lần này, đàn bà làm điều gay cấn hơn. Đàn ông nằm vật nơi phòng khách, chẳng dám vào phòng ngủ. Anh sợ những câu chất vấn không lối thoát dành cho mình, sợ mình trở thành thằng hèn như kẻ trộm bị bắt gặp. Đàn ông ngủ quên lúc nào không hay. Đàn ông muôn đời là thế. Họ không như đàn bà, điển hình là đàn bà trong phòng ngủ kia, ngổn ngang cả đêm không chợp mắt.

6h30, đàn bà choàng dậy như một loại phản xạ vô điều kiện. Nhưng rồi nghĩ lại, đàn bà cho phép mình lao vào phòng tắm chà rửa bản thân sạch sẽ, bóng loáng trước khi lao vào bếp. Đàn bà cho phép mình thoa chút phấn son trước khi đánh giày cho chồng. Và gọi chồng dậy với ánh mắt vô tư như chưa từng xảy ra chuyện gì. Đàn ông hớn hở như thoát được nạn, thay đồ, sáng, và huýt sáo rời khỏi nhà đi làm, không quên hôn vợ.

Đến cơ quan, đàn ông hí hửng rút điện thoại định gọi cho đàn bà trẻ, bất ngờ đọc được tin nhắn gửi sẵn từ đêm qua: “Em tha thứ cho anh, chúng ta tha thứ cho nhau. Em cố gắng và em biết anh cũng sẽ cố gắng. Chỉ có điều: Nhất quá tam. Chúng ta cùng ghi nhớ điều đó. Em yêu anh!”

Đàn ông run tay vì biết đàn bà đứng tuổi không nói đùa. Đàn ông đang nghĩ, liệu những nhan sắc đang phới phới ngoài kia, rồi có mang đến cho anh những điều anh đang sở hữu? Liệu khi những nhan sắc ấy tàn phai, anh còn lại gì?

http://www.biethet.com/images/1_10_2009_content/24_271550_1262760989-em-da-ngu-voi-chong-chi-chua2.jpg


Đàn ông bóp trán, buông điện thoại. Ngồi thừ một lúc, anh mở email làm việc. Tên đàn bà trẻ đứng đầu trong inbox với lá thư “Nhan sắc”. Đàn ông hồi hộp mở ra. Đàn bà trẻ viết:

“Em và nhan sắc cũ của anh đã gặp nhau cách đây vài ngày. Chị ấy không còn mới như em. Nhưng chị ấy có thứ nhan sắc khác. Tuỳ vào sự lựa chọn của anh. Em mong tin anh!”.

Đàn ông nghe tim đập liên hồi. Ngã vật ra ghế, nốc cạn ly cà phê. Ly cà phê có thể đã làm đàn ông tỉnh táo hơn hoặc đã làm anh ta say. Đàn ông đem mọi thứ lên bàn cân, như vốn phải thế trong đầu óc một gã kinh doanh thành đạt. Đàn ông khôn ngoan, bản lĩnh nhìn thấy rõ ràng ngày hôm qua có sức mạnh lớn lao thế nào trong việc tạo ra hôm nay. Đàn ông cũng không còn đủ trẻ để liều lĩnh đem chưa – đến – nửa – cuộc – đời còn lại ra cá cược.

Đàn ông im lặng rời khỏi inbox. Chiều hôm ấy, đàn ông về sớm, đón con cùng vợ dưới cơn mưa tầm tã. Đàn bà đứng tuổi không quên chiếc kh tay trong ví, lau vội nước mưa trên mặt, trên tóc chồng. Đàn ông nhìn vợ, nhớ lời đàn bà trẻ trong lá thư rồi nghĩ: “Đàn bà đứng tuổi của mình có một thứ nhan sắc mà không phải bất kì nhan sắc nào cũng có được…”

Vấn đề là, suy nghĩ ấy rồi sẽ tồn tại trong cuộc đời còn lại của đàn ông được bao lâu? Khi hàng ngày đàn ông vẫn phải tiếp xúc và nhìn thấy hàng nghìn nhan sắc mới đang hừng hực ngoài kia?…

Đăng trong: Cuộc sống 

Friday, August 27, 2010

Làm bồ anh nhé....



Khuyến cáo : truyện này khá dài nhưng càng đọc các bạn sẽ muốn biết kết thúc của nó ...

- Làm bồ của anh nhé !

- Làm bồ ?

- Anh không đùa đâu, anh nói thật đấy.

- Ơ kìa, em có đùa đâu, em nói thật mà, ừ thì làm bồ. Thế làm bồ là như thế nào ạ ?

- Làm tất cả những gì như em làm với người yêu, nhưng chỉ là bồ, không phải người yêu, thế thôi.

- Anh nói thật đấy à.

- Ừ anh nói thật.

- Tại sao ? Anh có người yêu rồi, em cũng thế, sao anh còn cần bồ làm gì ?

- Vì anh thích em.

- Thích em, nhưng … À anh này, anh vừa phải thôi, anh đừng đưa em vào tròng, đừng nghĩ em trẻ con mà trêu em nhá. Em không bị anh lừa đâu.

- Anh không đùa, anh nói thật. Anh thích em, anh thoải mái khi ở bên cạnh em, cách nói chuyện của em khiến anh vui. Anh muốn gần em hơn. Anh có thể nói hết với em mọi thứ không dè dặt, không che đậy, ở bên em anh thật hơn, không phải chỉn chu như ở bên cạnh người yêu anh.

- À, em hiểu rồi. Làm bồ như một người bạn để chia sẻ chứ gì ạ. Em sẵn sàng. Em quý anh lắm, em cũng thấy rất thoải mái khi nói chuyện với anh.

- Còn nữa, làm bồ … sẽ giống như ở bên cạnh người yêu. Được ôm em, được hôn em …

- Vớ vẩn, không được. Sao anh lạ thế. Anh nói chuyện em chẳng hiểu gì cả. Nửa đùa nửa thật. Em chẳng thích thế này đâu.

- Anh thích em, thích được chăm sóc em như người yêu em, được em nũng nịu, được vỗ về em mỗi lúc em buồn. Được chạm khẽ vào tay em, và hơn thế nữa …

- Thôi anh đừng nói nữa, coi như em chưa nói chuyện với anh hôm nay. Anh suy nghĩ lại đi. Em bắt đầu ghét anh rồi đấy. Chào anh.

Trang đập mạnh chiếc điện thoại xuống mặt bàn, giận dữ và bối rối, cô chẳng hiểu sao hôm nay Tùng lại nói những điều như thế.

**********
Hai tháng quen nhau, một thời gian chưa lâu nhưng đối với Trang, Tùng như một người anh lớn, rất đỗi thân thiết và tâm lý. Chu đáo trong từng cử chỉ, biết quan tâm và lắng nghe cô hơn một người bạn, sẵn sàng đưa cô đi chơi hay gọi điện cho cô những lúc cô buồn. Tất cả đều khiến Trang tin tưởng và quý mến anh. Còn đối với Tùng thì khác, ngay từ lần đầu tiên gặp Trang, ánh mắt trong veo, đôi môi đỏ mọng và cách nói chuyện thông minh của cô đã thực sự hấp dẫn anh, Trang như một ẩn số bắt buộc Tùng phải đi khám phá. Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở sự quý mến và niềm đam mê vì cả Tùng và Trang đều đã có người yêu. Mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn nếu Tùng không thích Trang đến như vậy.

- Alo

- Em đây, Trang đây.

- Uh ! Anh biết mà, sao vậy em, hết giận anh rồi hả, giận lâu dữ vậy trời. Coi như anh chưa nói gì nhé.

- Vâng

- Anh vui vì em gọi điện lại cho anh đấy cô bé ạ. Dạo này em sao rồi ?

- Em vẫn bình thường anh ạ.

- …

- Uh, em có chuyện gì hả, giọng em buồn quá.

- Không … có gì đâu anh, em chỉ muốn gọi cho anh thôi … Thế thôi anh nhé, em chào anh.

Tít tít …

Ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì vừa xảy ra Tùng vội vàng bấm số gọi lại cho Trang, chắc chắn cô bé có chuyện rồi, lạ lắm, mọi ngày cứ líu lo sao hôm nay lại ít nói thế.

- Trang hả em, em có chuyện buồn đúng không ? Kể cho anh nghe đi ? Sao lại giấu anh thế ?

- … Anh ơi … - Giọng Trang run lên, những tiếng nấc nghẹn ngào phát ra.

- Ừ anh đây, anh vẫn nghe em nói đây.

- Không có gì đâu anh ạ ... em với anh Nguyên, chia tay rồi.

- Sao lại thế ? Anh không hiểu.

- Anh ấy phản bội em, anh ý có người yêu khác rồi anh ạ.

- Có chắc không em ? Em nói chuyện với Nguyên chưa ? Phải bình tĩnh em ạ, em nên tin người yêu em.

- Anh ý bảo người ấy chỉ là bạn, là bạn mà có thể ôm, có thể hôn được hả anh ?

Trang hét lên, những cảm xúc bấy lâu cô kìm nén vỡ òa, cô không muốn tin vào những gì mình chứng kiến nhưng tất cả là sự thật. Cô bị người yêu phản bội. Người mà ai cũng cho rằng anh ý hiền lành và trung thực dối lừa cô. Cô đau đớn và uất hận, cô căm thù con người lấy đi niềm tin vào tình yêu của cô. Cô muốn trả thù.

**********
Lặng đi một hồi lâu để lắng nghe tiếng khóc của Trang, Tùng cảm thấy một nỗi buồn tê tái. Anh thương Trang, anh muốn ở bên cạnh cô, ôm cô vào lòng.

- Em nín đi, đừng khóc cho một người không đáng như thế nữa.

- …

- Vâng, em nín ... Từ ngày mai … anh làm bồ của em nhé.

- Bồ ư, anh bảo anh đùa mà, quên chuyện ấy đi, anh coi em như em gái, bất cứ lúc nào em cần, anh sẽ ở bên em. Đừng nhắc đến chuyện hôm trước nữa em nhé. Anh đùa thôi mà.

- Nhưng em không đùa, em nói thật. Em cần. Em không muốn cô đơn.

- Thì anh vẫn ở bên cạnh em mà, anh sẽ lấp đi khoảng trống của em, được chưa cô bé.

- Không, thế chưa đủ, em muốn được đi chơi với anh như một người yêu. Được chăm sóc cho anh như với người yêu em. Được ôm và hôn anh khi nào em muốn.

- Em … em lấy anh ra để trả thù Nguyên hả ?

- Không … - Trang ngập ngừng.

- Đừng suy nghĩ như thế nữa em nhé, em ngủ đi. Mai anh sẽ qua đưa em đi chơi. Đừng khóc nữa, anh sẽ ở bên em. Em gái bé nhỏ ạ.

- Vâng, anh ngủ ngon.

Lần này, Tùng là người dập máy trước. Anh hiểu cảm giác của Trang, anh biết cô nói như vậy để trả thù Nguyên, anh hơi chạnh lòng, nhưng thực sự anh thấy vui và đến chính bản thân anh cũng không thể lý giải được điều này.

7 giờ tối hôm sau.

- Em muốn đi đâu ?

- Đi xem phim được không ạ ?

- Ừ được.

- Anh có sợ chị Linh nhìn thấy anh với em đi cùng nhau không ?

- Sợ gì hả em, Linh hiểu mà, anh cũng kể với Linh về em. Linh bảo quý em lắm đấy.

-Thật vậy ạ ?

- Ừ, thật.

Vừa đến cửa rạp chiếu phim, Trang đã nhảy phắt xuống xe, cô đưa tay chỉ chỉ vào hầm để xe.

- Anh gửi xe đi em đứng đây chờ anh nhé.

- Ừ, chờ anh nhé.

Đôi má lúm đồng tiền của Trang làm cô bé trở nên rất đáng yêu, mới hôm qua còn khóc thế mà hôm nay Trang như một con người khác hẳn. Cô vẫn lí lắc như mọi ngày. “Chắc cô bé không muốn thể hiện là mình buồn rồi về nhà lại khóc một mình cho mà xem”, Tùng nghĩ thầm trong bụng như thế. Đây là lần đầu tiên cô và anh đi xem phim, mọi lần hai người chỉ toàn đi ăn rồi đi uống café, đến những nơi để có thể nói chuyện được, vì Trang sợ mọi người hiểu nhầm.

- Anh ơi, xem phim này nhé.

- Phim ma hả em, có sợ ma không mà dám xem.

- Hì, em có sợ, nhưng có anh đi cùng, em ứ sợ.

- Ừ, hôm nay cô thích gì tôi cũng chiều hết.

- Thế mua vé xong, anh mua bắp rang bơ với cả pepsi cho em nha.

- Dạ vâng ạ. - Tùng kéo dài giọng ra khiến cả hai người cùng bật cười.

Anh cảm thấy vui vui, lâu quá rồi anh chưa được đi xem phim, cả anh và Linh đều bù đầu với công việc, Linh cũng chẳng thích đi xem phim, cô cho rằng mình hết tuổi ấy rồi. Cô và anh thường đến nhà nhau, ăn tối và làm những việc chỉ người lớn mới hiểu. Vậy là quá đủ cho một buổi đi chơi.

**********
Hai tiếng ngồi trong rạp trôi qua thật nhanh, một bộ phim chẳng có gì thú vị, tình tiết nhạt nhẽo, phim ma mà ma hiện rõ mồn một nhưng đôi bàn tay nhỏ bé của Trang đang siết mạnh lấy anh, cô bé có vẻ rất sợ hãi, mỗi lần Trang hét lên lại khiến anh bật cười. Thật ngộ nghĩnh, anh cảm giác trái tim mình đang loạn nhịp.

- Anh về nhé, em cám ơn, hôm nay em rất vui.

- Sao lại cám ơn, em không coi anh là bạn à. Hôm nay anh mời em đi rồi, hôm sau em phải mời anh đi chơi đấy nhé.

- Dạ, rõ ạ.

Tùng phóng xe đi về, mùi hoa sữa phảng phất trong không gian, anh thấy yêu đời lạ, Trang như một luồng gió mới thổi mát tâm hồn anh, một cảm giác mà lâu rồi anh chưa thấy có. Đang miên man trong cảm xúc lâng lâng bất ngờ chuông điện thoại reo, là Linh gọi.

- Alo, anh đây.

- Anh đang trên đường à, anh vừa đi đâu về thế ?

- À, hôm nay phòng anh liên hoan, mọi người rủ nhau đi nhậu nhẹt em ạ ! Sao thế tình yêu của anh ?

- À không, chắc là nhầm anh ạ, cái Nga bạn em nó bảo nhìn thấy anh đi với cô bé nào đó vào rạp chiếu phim. Nhưng em nghĩ nó nhầm vì anh có bao giờ đi xem phim đâu.

- Ui, thế à, lạ nhỉ. Chắc nó nhầm thôi em ạ. - Tùng giật bắn người, một luồng gió lạnh chạy dọc sống lưng.

- Vâng thế thôi anh ạ, anh về nhanh đi anh nhé. Em ngủ đây, yêu anh nhiều.

- Ừ hôn em.

Linh vừa dập máy mồ hôi ứa ra ướt đẫm áo của Tùng, anh chưa bao giờ kể với Linh về Trang như những gì anh nói. Làm sao có thể chấp nhận chuyện người yêu đưa một cô gái khác đi xem phim được chứ, nhưng làm sao Tùng có thể nói cho Trang là anh đang phải lén lút đưa cô đi chơi. Điều kiện không cho phép, nhưng anh cho rằng mình chẳng làm gì sai cả, chỉ là nên cẩn thận hơn cho các lần sau thôi.

Đã một tuần kể từ ngày đi xem phim, Tùng chưa gặp lại Trang, hai người vẫn gọi điện thoại và nhắn tin cho nhau như thường lệ. Nhưng Tùng bắt đầu cảm thấy một nỗi nhớ đang lớn dần lên, nỗi nhớ không mang tên tình yêu. Hôm nay Trang gọi điện và mời anh đi chơi, lần này không đi xem phim chỉ đơn thuần đi uống café, cô bé có vẻ gầy hơn, đôi mắt ẩn chứa một nỗi buồn sâu lắm. Anh muốn hỏi nhưng sợ sẽ khiến Trang buồn hơn nên lại thôi. Buổi nói chuyện không nhiều tiếng cười, chỉ là những khoảng lặng, anh để yên cho cô thả sức mà suy nghĩ cùng tách café được khuấy liên tục.

**********
- Làm bồ thì có thể yêu được không hả anh ?

- Không em ạ, bồ là bồ, còn người yêu là người yêu.

- Sao lại thế ạ ? Anh chắc mình sẽ không yêu bồ chứ, có ai nói trước được gì đâu ?

- Anh hiểu anh mà, anh biết phân biệt rõ ràng giữa thích và yêu, giữa người yêu và bồ em ạ.

- Uh, anh tự tin nhỉ.

- Anh chỉ nói thế thôi, còn em là em, em không phải là bồ của anh nghe chưa?

- Em có nói gì đâu, ta về thôi anh.

Trang đứng dậy, cái thân hình nhỏ bé ấy thể hiện rõ cô đang mệt mỏi lắm, nhưng cô vẫn cười thật tươi với Tùng mỗi khi bắt gặp ánh mắt anh đang nhìn cô.

- Anh đội mũ bảo hiểm cho em đi.

- Hả, anh chưa đội mũ cho ai bao giờ đâu đấy, kể cả chị Linh.

- Thì anh đội cho em, có gì khó đâu mà.

- Ừ.

Vừa cúi xuống để gài dây mũ, Trang bất chợt thơm nhẹ vào má Tùng và nói khẽ: “ Em thích anh, thật đấy. Từ mai em sẽ làm bồ anh.” Câu nói và cái thơm bất ngờ khiến Tùng bất động. Anh đứng lặng im mất mấy giây, hạnh phúc xen lẫn bối rối. Anh giống đứa trẻ mới lần đầu biết rung động, tim anh như muốn nhảy ra ngoài lồng ngực. Anh muốn nói không, muốn từ chối lời đề nghị của Trang, nhưng chính sự tham lam của người đàn ông ngăn anh lại. Anh thích sự mới mẻ Trang mang đến. Anh gật đầu đồng ý. Kể từ giây phút ấy họ là tình nhân.

**********
23 giờ 15

Tin nhắn của Trang

Em nhớ anh

Anh cũng thế.

23 giờ 30

Em nhớ anh

Anh biết rồi mà, anh nhớ Trang lắm.

Em thích anh.

Tùng tủm tỉm cười, càng ngày anh càng cảm thấy thích thú với sự ngộ nghĩnh đáng yêu của Trang.

Anh thích em nhiều lắm, em ngủ đi nhé. Hôn em.

Ai cho anh hôn mà anh hôn. Thơm gió thôi. Xì. Em ngủ đây. Mai gặp lại anh nhé.

Khoan đã, sao lại mai hả em ?

Mai rồi anh biết, anh ngủ đi.

11 giờ 30 trưa ngày hôm sau.

Anh xuống dưới cổng cơ quan đi, em đang ở đấy.

- Sao em lại đến cơ quan anh ?

- Anh xuống đi rồi biết.

Tùng vội vàng chạy xuống, anh không hiểu Trang đến cơ quan anh làm gì, mọi người ai cũng biết Linh là người yêu anh, anh sợ ai đấy nhìn thấy Trang rồi lại nói cho Linh. Anh thấy lo lắng thực sự.

- Sao mà anh phải vội vàng thế kia, em có bỏ đi khi anh xuống đâu.

- Vì anh không muốn em chờ lâu. Vừa nói Tùng vừa lấy tay lau những giọt mồ hôi đang rơi lả tả xuống mặt.

- Em nấu ăn trưa cho anh, anh ăn đi. Em về đây. Em bịt mặt thế này sẽ không ai nhận ra em đâu, anh đừng lo.

- Ừ, anh cám ơn, em về cẩn thận nhé.

Anh đứng nhìn theo bóng chiếc xe của Trang cho đến khi cô đi khuất, hộp cơm Trang làm cho anh thật ngon, Tùng cảm động lắm. Chưa bao giờ Linh làm như vậy với anh. Cầm hộp cơm trên tay anh thầm cám ơn Trang, anh thấy mình là một người may mắn.

Hôm sau nữa.

- Lạnh anh nhỉ.

- Ừ. Lạnh. Em ôm anh đi cho đỡ lạnh

- Không.

- Thế để anh ôm em nhé.

- Vâng.

Tùng kéo tay Trang vòng lên để ôm lấy anh. Đôi bàn tay nhỏ bé của Trang và anh đan xen vào nhau. Khoảng cách giữa cô và anh bây giờ gần như không còn nữa. Chỉ còn thiếu một nụ hôn nữa thôi. Anh sẽ chính thức đạt được những gì anh mong muốn.

- Anh hôn em nhé.

- Sao anh hỏi kì thế, không, em không cho.

- Tại sao ?

- Vì chưa lãng mạn. Vì nhanh quá. Em muốn tất cả diễn ra từ từ.

- Ừ thế thôi, anh thơm em vậy nhé.

- Uh.

Thơm nhẹ lên đôi má phúng phính của Trang, Tùng cảm thấy mình thay đổi khá nhiều. Không còn cứng nhắc và khô khan như những gì anh biết về mình, những hành động cử chỉ anh chưa từng có trước đây, những thứ anh cho là lố lăng ngớ ngẩn, bây giờ anh làm rất thích thú nữa.

Hình ảnh Trang lấn chiếm dần trong tâm trí của anh. Lúc nào anh cũng muốn ở bên cạnh cô, đi cùng cô. Không còn cảm giác tò mò muốn hôn lên đôi môi cô, anh muốn mọi thứ diễn ra thật chậm.

**********
Những ngày tiếp theo, Tùng như quên đi mình có người yêu, anh tràn ngập trong những cử chỉ ngọt ngào dễ thương của Trang. Những tin nhắn ngộ nghĩnh, những hành động bất ngờ khiến trái tim của chàng trai 30 tuổi loạn nhịp. Không thừa nhận mình đang dần dần yêu Trang, anh vẫn nghĩ mình là một người biết phân định rõ ràng giữa cảm giác thích và yêu, nhưng những đêm trằn trọc vì nhớ cô khiến anh không thể lí giải nổi. Anh ghen với những ánh mắt khác nhìn Trang, giận dỗi khi cô có những tin nhắn tán tỉnh của những chàng trai khác, nhưng anh không có quyền, anh cố làm như không quan tâm. Trang không là người yêu, cô ấy chỉ là bồ, là người tình của anh mà thôi.

- Mưa quá để anh lấy áo mưa ra nhé.

-Không, trú mưa đi anh.

- Muộn rồi mà, em lạnh không ? Có sợ về muộn không ?

- Trú một tí thôi, không tạnh thì em với anh đi về. Em muốn đứng trú mưa với anh. Lạnh thì em ôm anh.

- Ừ. Dừng ở đây nhé.

Tùng vội vã táp xe vào một mái hiên bên đường. Những cơn giông mùa hạ bao giờ cũng dữ dội. Ôm Trang vào lòng, anh muốn che chắn cho những hạt mưa không làm cho cô thêm lạnh. Từ từ Trang nhướn người lên, chạm khẽ vào môi anh. Nụ hôn đầu tiên của hai người. Dưới những hạt mưa nặng trĩu hai người hôn nhau say đắm, một cảm giác hạnh phúc tràn ngập trong Tùng. Anh nhận ra anh không chỉ thích Trang như anh nghĩ, đó là tình yêu. Anh rung động, anh run, những cảm xúc chỉ tình yêu đích thực mới mang đến cho anh. Anh nhớ mùi hương của Trang đến nồng nàn. Anh muốn Trang là người yêu anh thực sự.

- Anh và em chia tay thôi !

- Tại ... tại … sao lại thế ?

Chiếc cốc thủy tinh rơi xuống sàn vỡ toang. Linh ngước lên nhìn Tùng, nước mắt cứ thế chảy ra giàn giụa. Cô biết thời gian gần đây Tùng thay đổi, không còn được quan tâm vỗ về cô như ngày xưa, nhưng cô không bao giờ có thể tưởng tượng anh nói ra lời chia tay. Bốn năm yêu nhau, bao nhiêu khó khăn trắc trở cô cùng anh vượt qua. Tin tưởng anh tuyệt đối, họ dự định cuối năm nay kết thúc bằng một đám cưới. Ai cũng khen tình yêu của họ đẹp. Vậy tại sao anh nói như vậy chứ ?

- Anh không tốt, anh không xứng đáng với em … Anh xin lỗi, em không có lỗi gì cả. Là do anh, anh sai.

- Tại sao ? - Linh hét lên, cô như điên lên sau câu nói của Tùng, cô chạy thẳng ra trước mặt anh.

- Bốn năm yêu nhau, anh nói một câu anh sai là có thể chia tay được ư ? Tấ cả những kỉ niệm chúng ta có với nhau anh nói một câu anh sai là rũ bỏ được hết sao ?

- Anh ơi, anh đừng như thế này, em sợ lắm, anh đang đùa em đúng không ? Anh đừng đùa thế nữa. - Linh ôm chầm lấy Tùng, toàn thân cô run lên bần bật, tiếng nấc ngày một to hơn.

- Em bình tĩnh lại đi ... - Giọng nói của Tùng run lên, những giọt nước mắt cũng đang lăn dài trên má anh. Anh cầm tay Linh đẩy cô ra.

- Em đừng khóc, em không có lỗi, là do anh. Anh xin lỗi em. Em khóc thế này, anh thương em lắm …

Đến đây, dường như cảm xúc dằn vặt tội lỗi khiến Tùng không còn kìm chế nổi nữa. Anh bật khóc, hai con người từng yêu nhau, từng hạnh phúc giờ đây đứng trước mặt nhau khóc. Khóc cho một cuộc chia ly. Chia ly hoàn toàn.

- Anh có người yêu khác rồi đúng không ? - Linh cúi mặt xuống, bước lùi ra khỏi vòng tay của anh, gióng nói của cô bỗng nhiên đanh lại.

- Anh …

Chưa bao giờ Tùng thấy Linh giận dữ như vậy. Cô đẩy mạnh anh ngã xuống sàn.

- Anh đúng là không xứng đáng có được tình yêu của tôi. Đồ đểu.

Linh chạy nhanh ra khỏi cửa, bóng của người con gái đoan trang nết na ấy cứ ngày một khuất dần. Bỏ lại sau lưng một người đàn ông ôm mặt khóc, khóc ân hận cho tội lỗi mình gây ra. Khóc để chấp nhận từ nay sẽ mất hoàn toàn người con gái từng là của mình. Anh đau.

**********
Trang, anh yêu em.

- Yêu em ? Anh chỉ được nói thích em thôi. Anh có người yêu anh, em chỉ làm bồ của anh thôi.

- Không, anh chia tay chị Linh rồi. Anh muốn làm người yêu em thực sự. Muốn em là của anh. Anh yêu em mất rồi.Yêu nhiều lắm.

- Yêu ?

Trang mỉm cười một nụ cười nửa miệng, cô nhìn anh, một ánh nhìn tinh quái. Chưa bao giờ cô nhìn anh như vậy, ánh mắt sắc lém, quái dị, anh thấy sợ anh mắt ấy.

- Anh biết không ? Em từng hi vọng anh không giống như những người con trai khác, em vui nhiều lắm khi ở bên anh, ấm áp nhiều lắm khi được anh chăm sóc. Nhưng anh cũng như Nguyên, cũng sẵn sàng rũ bỏ 4 năm tình yêu của anh để chạy theo một người con gái khác. Người tạo cho anh cảm giác mới mẻ.

- Đấy là ngày xưa thôi, ngày xưa anh ham hố, anh không tốt. Nhưng anh yêu em là thật.

- Anh đừng nói thế, đến khi anh gặp một người khác, người làm anh mới mẻ hơn em, em cũng như chị Linh thôi.

- Em không tin anh sao ?

- Tin ư ? Em không tin anh. Tin sao được chứ khi anh có thể lừa dối người anh yêu trong suốt một thời gian dài.

- Cho anh một cơ hội, anh sẽ làm em tin anh.

- Không anh ạ, chưa bao giờ em nghĩ rằng mình yêu anh. Đã làm bồ không có chỗ cho tình yêu. Chúng mình chấm dứt chuyện này ở đây thôi. Từ mai, em không cần bồ nữa. Em đủ tự tin để bước tiếp rồi. Em sẽ lại yêu và chắc chắn không bao giờ em làm bồ của người khác nữa đâu anh. Chúc anh hạnh phúc.

Trang quay lưng bước đi, Tùng ngã khụy xuống đất. Tê tái và cô đơn bao trùm lên anh và cả không gian. Giờ đây chỉ còn lại một mình Tùng đứng trên con đường rộng thênh thang.

Anh từng nghĩ mình là một người may mắn, anh có tất cả người yêu và người tình, nhưng bây giờ anh là kẻ trắng tay.

Mất tất cả.

Hãy trân trọng tình yêu mà mình đang có, vì khi mất đi rồi bạn sẽ không tìm lại được hoặc nếu có thì nó cũng không còn nguyên vẹn như xưa nữa !!!

(sưu tầm)